Một trong những điều bí ẩn trong hai tháng đầu năm là nền kinh tế Mỹ dường như đang hấp thụ làn sóng tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) mà không gặp trục trặc nào. Sau các sự kiện trong hai tuần qua, chúng ta có thể bỏ qua quan niệm này.
“Mỗi chu kỳ tăng lãi suất trong 70 năm qua đều kết thúc trong suy thoái (khoảng 80% thời gian) hoặc khủng hoảng tài chính (năm 1984 và 1994)”, Graham Secker, trưởng chiến lược gia về vốn chủ sở hữu châu Âu của Morgan Stanley ở London, cho biết.
“Một tuần trước, có thể lập luận rằng quan sát này chỉ là lý thuyết, bây giờ chúng ta biết rằng lần này cũng sẽ không có gì thay đổi”, ông nói thêm.
Bình luận của ông được đưa ra sau khi 3 ngân hàng Mỹ sụp đổ, chính quyền liên bang yêu cầu các ngân hàng lớn gửi 30 tỷ USD vào First Republic Bank để ngăn chặn chuyện tương tự xảy ra. Cổ phiếu Credit Suisse đã giảm 22% trong tuần này do lo lại về khả năng trụ vững của ngân hàng này.
Secker đã lưu ý rằng khủng hoảng tài chính không phải lúc nào cũng dẫn đến suy thoái kinh tế, với bằng chứng là các năm 1984, 1987, 1994 và 1998. “Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chúng tôi cho rằng thị trường sẽ vận hành theo phương pháp “có thật cho đến khi được chứng minh là sai” do: (1) khả năng các ngân hàng thắt chặt tín dụng và tiêu chuẩn cho vay sau các sự kiện gần đây; (2) đường cong lợi suất đảo ngược sâu trong các sự kiện gần đây”, ông nói.
Hiệu suất mạnh mẽ của chứng khoán châu Âu trong năm cho đến trước tuần trước được thúc đẩy bởi các yếu tố tài chính và chu kỳ. Nhưng bây giờ, ông nói rằng triển vọng kinh tế đã xấu đi và cơ hội cho dữ liệu vĩ mô tiếp tục diễn biến tốt hoặc cải thiện đang dần mờ đi.
Các ngân hàng sẽ không ổn định, nhưng công ty khuyến nghị bán ra khi các đợt phục hồi trong khi vẫn duy trì tỷ trọng đối với lĩnh vực này.
Nguồn: Theo Tạp chí Đầu tư Tài chính (VietnamFinance)