1. Nhà Phòng vệ giá (Hedgers)
Là những người tham gia giao dịch phái sinh hàng hóa để phòng ngừa rủi ro do sự biến động giá gây ra bất lợi cho họ
Hiểu về Nhà phòng vệ giá
Việc phòng vệ giá cũng tương tự như là sở hữu một chính sách bảo hiểm. Giống như khi bạn có một căn nhà nằm ở khu vực dễ bị lũ lụt, thì bạn sẽ cần phải bảo vệ tài sản đó khỏi rủi ro bị lũ lụt, hay có thể nói là phòng vệ nó khỏi việc đó, bằng cách là mua bảo hiểm lũ lụt.
Trong ví dụ trên, bạn không thể ngăn ngừa lũ lụt xảy ra, nhưng bạn có thể chuẩn bị trước để giảm thiểu rủi ro khi lũ lụt xảy ra. Việc phòng vệ giá cũng là một sự đánh đổi rủi ro-lợi nhuận. Nó sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro tiềm tàng, nhưng cũng sẽ làm mất đi một phần lợi nhuận tiềm năng.
Phòng vệ giá cũng không phải là miễn phí. Như trong ví dụ về bảo hiểm lũ lụt ở trên thì bạn vẫn phải thanh toán tiền phí mỗi tháng, và nếu lũ lụt không xảy ra, thì bạn sẽ không được chi trả. Nhưng tuy vậy thì hầu hết mọi người đều chọn khoản lỗ dự tính và nhìn thấy được này thay vì bị dính phải một khoản lỗ bất ngờ ập tới.
Những nhà đầu tư và quản lí tiền sử dụng các biện pháp phòng vệ giá để hạn chế và kiểm soát rủi ro trực tiếp. Trong lĩnh vực tài chính, nếu muốn phòng vệ giá một cách hiệu quả, thì một nhà đầu tư phải sử dụng đến nhiều công cụ khác nhau tùy theo phương thức đầu tư, để bù đắp lại phần rủi ro đến từ những biến động giá ngược chiều trên thị trường. Cách tốt nhất để thực hiện việc này là sở hữu thêm một khoản đầu tư khác nhưng với một mục đích và mức kiểm soát cụ thể. Sự tương quan của việc phòng vệ giá trong đầu tư so với việc mua bảo hiểm lũ lụt ở trên là không nhiều. Vì trong bảo hiểm lũ lụt, người mua bảo hiểm sẽ được đền bù hoàn toàn cho thiệt hại của mình. Nhưng trong đầu tư, phòng vệ giá lại là một bộ môn khoa học phức tạp và cũng không hề hoàn hảo.
Ví dụ về Phòng vệ giá trong giao dịch hàng hóa: Bạn đang mở vị thế mua 1 hợp đồng mặt hàng ngô kỳ hạn tháng 3 ở mức giá 500 cent, khi giá giảm xuống mức 450 cent giá vẫn chưa có dấu hiệu tăng, để tránh việc thua lỗ quá nhiều trước khi giá tăng. Bạn có thể chuyển qua mặt hàng ngô kỳ hạn tháng 5 mở vị thế bán chờ giá có dấu hiệu tăng trở lại bạn sẽ thanh lý hợp đồng.
2. Nhà đầu cơ (Speculators)
Là những người chấp nhận rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận cao từ sự dao động giá. Họ có thể giữ thê mua (long position) hay cả hai vị thế cho cùng 1 hàng hóa (spread position). Có 2 loại: Nhà đầu cơ vị thế (position traders) và Nhà đầu cơ theo ngày (day traders).
Hay còn được gọi là những người thích mạo hiểm và sẵn sàng tiến hành mua bán khi dự kiến có sự thay đổi về giá trong tương lai.
Hiểu về nhà đầu cơ:
– Nhà đầu cơ thường sử dụng các chiến lược ngắn hạn trong nỗ lực đem lại lợi nhuận vượt trội hơn các nhà đầu tư truyền thống.Họ là những người chấp nhận rủi ro với hi vọng kiếm được lợi nhuận đủ lớn để bù đắp rủi ro đó.
– Nhà đầu cơ chấp nhận rủi ro quá mức thường không tồn tại lâu. Họ kiểm soát các rủi ro dài hạn bằng cách sử dụng các chiến lược khác nhau như tính toán qui mô vị thế, sử dụng lệnh dừng lỗ và theo dõi số liệu thống kê về hiệu suất giao dịch.
– Các nhà đầu cơ thường là những cá nhân chấp nhận mức độ rủi ro cao và có chuyên môn trong thị trường mà họ đang giao dịch.
– Các nhà đầu cơ cố gắng dự đoán chính xác sự thay đổi về giá trong các tài sản, từ đó thu được lợi nhuận tiềm năng. Họ có thể sử dụng đòn bẩy để khuếch đại lợi nhuận (hoặc thua lỗ), dù đây là lựa chọn của mỗi cá nhân.
Có nhiều kiểu nhà đầu cơ khác nhau trên thị trường.
– Ví dụ, các nhà giao dịch cá nhân có thể là nhà đầu cơ, nếu họ mua một công cụ tài chính trong thời gian ngắn với ý định thu lợi nhuận từ thay đổi giá của công cụ đó.
– Các nhà tạo lập thị trường cũng có thể được coi là nhà đầu cơ vì họ có vị thế ngược lại với những người tham gia thị trường và kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Lưu ý:
– Thông thường, các nhà đầu cơ hoạt động trong khung thời gian ngắn hơn so với một nhà đầu tư truyền thống.
Mặt khác, một nhà đầu cơ có thể sử dụng toàn bộ tiền trong tài khoản giao dịch để mua một số hợp đồng tương lai, với hi vọng chúng sẽ tăng giá trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng tới. Các nhà đầu cơ thường sử dụng các chiến lược giao dịch cho họ biết khi nào nên mua, khi nào nên bán và tính toán qui mô vị thế cần thực hiện.
Ví dụ về Nhà đầu cơ trong giao dịch hàng hóa: Bạn mua 1 hợp đồng ngô (hợp đồng kỳ hạn tháng 3) giá 100 triệu, chưa hết kỳ hạn giá tăng 110 triệu bán liền bán ra. Chênh ra 10 triệu.
3. Nhà đầu tư chênh lệch giá (Arbitrageurs)
Là những chủ thế tham gia thị trường với mục tiêu đạt được lợi nhuận mà không phải chịu bất kỳ rủi ro nào nhờ việc giao dịch đồng thời trên nhiều thị trường khác nhau.
Là nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ sự không hiệu quả của thị trường. Sự không hiệu quả này có thể là bất kì thứ gì từ giá cả, cổ tức hay yếu tố pháp lí. Kinh doanh chênh lệch giá thường gặp nhất là dựa trên giá cả của tài sản.
Hiểu về nhà đầu tư chênh lệch giá
Nhà đầu tư chênh lệch giá tận dụng sự không hiệu quả về giá bằng việc thực hiện những giao dịch bù trừ cùng một lúc để đem về khoản lợi nhuận phi rủi ro.
Lấy ví dụ, một người đầu tư chênh lệch giá sẽ tìm sự khác biệt về giá của cùng một loại chứng khoán được niêm yết trên nhiều sàn khác nhau. Họ mua chứng khoán bị định giá thấp ở sàn này đồng thời bán chứng khoán được định giá cao ở sàn khác nhằm đem về một khoản lợi nhuận phi rủi ro khi giá của hai sàn tiệm cận nhau.
Đôi khi, họ còn tìm cơ hội kinh doanh chênh lệch giá từ những thông tin nội bộ. Ví dụ như một nhà đầu tư chênh lệch giá sẽ mua cổ phiếu của một công ty khi biết tin công ty đó sắp sát nhập và kiếm lợi nhuận từ giá sát nhập thật sự sau này.
Một số nhà đầu tư chênh lệch giá phổ biến trên thị trường
Những nhà đầu tư chênh lệch giá thường là những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm vì cơ hội kinh doanh chênh lệch giá thường rất khó tìm và đòi hỏi thao tác giao dịch phải rất nhanh. Họ cũng là những người chú ý chi tiết tốt và quen với rủi ro. Vì việc kinh doanh chênh lệch giá thường tiềm ẩn nhiều rủi ro. Họ thường phải đặt cược vào xu hướng của thị trường.
Những nhà đầu tư chênh lệch giá đóng vai trò quan trọng trong thị trường vốn. Bởi vì họ nỗ lực để tìm kiếm những sự không hiệu quả về giá nên cũng góp phần làm cho giá cả trở nên chính xác hơn.
Ngày nay, sự phát triển của tiền ảo cũng đem lại những cơ hội kinh doanh chênh lệch giá mới. Khi giá của Bitcoin xác lập kỉ lục, nhiều cơ hội kinh doanh chênh lệch giá cũng đến từ sự khác nhau về giá giữa các sàn. Ví dụ như giá Bitcoin ở các sàn Hàn Quốc thường cao hơn so với các sàn ở Mỹ. Sự khác biệt về giá này được gọi là Kimchi Premium và xảy ra chủ yếu vì lượng cầu tiền ảo cao tại khu vực này.
Ví dụ về Nhà đầu tư chênh lệch giá trong giao dịch hàng hóa: một người đầu tư chênh lệch giá sẽ tìm sự khác biệt về giá của cùng một loại hàng hóa Đồng được niêm yết trên hai sàn COMEX và sàn LME. Họ mua hàng hóa bị định giá thấp ở sàn này đồng thời bán hàng hóa được định giá cao ở sàn khác nhằm đem về một khoản lợi nhuận phi rủi ro khi giá của hai sàn tiệm cận nhau.
Bài viết có Tài liệu tham khảo từ: Investopedia