Các thuật ngữ cơ bản trong giao dịch phái sinh hàng hóa

Kiến thức tham khảo khác
09/12/2022

Dưới đây là Bộ thuật ngữ Nhà đầu tư cần hiểu rõ khi bắt đầu tham gia thị trường phái sinh hàng hóa: 

A. BỘ THUẬT NGỮ CƠ BẢN

1. Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract)

Là thỏa thuận giữa hai bên về việc mua hay bán một số lượng hàng hóa vào một thời điểm nhất định trong tương lai với giá đã được xác định trước ở thời điểm thỏa thuận hợp đồng.

2. Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn (Futures contract)

Là hợp đồng kỳ hạn đã được tiêu chuẩn hóa ở các thông số hợp đồng như: Độ lớn hợp đồng, các tháng kỳ hạn, bước giá, đơn vị tiền tệ, … Các hợp đồng này được niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa.

3. Hợp đồng quyền chọn (Option contract)

Là hợp đồng cho phép người nắm giữ hợp đồng có quyền (không phải nghĩa vụ) mua hoặc bán một tài sản cơ sở vào một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá đã được xác định từ trước.
4. Hợp đồng hoán đổi (Swap Contract)

Là một thỏa thuận giữa hai bên, theo đó các bên đồng ý thực hiện các khoản thanh toán định kì cho nhau, hoặc đồng ý trao đổi các luồng tiền trong tương lai theo một phương thức đã định sẵn và trong một khoảng thời gian xác định trước.

5. Đặc tả hợp đồng

Là tài liệu mô tả những đặc điểm chi tiết của hợp đồng do Sở Giao dịch Hàng hóa quy định.

6. Độ lớn hợp đồng

Là lượng hàng hóa cơ sở được giao dịch trong mỗi hợp đồng.

7. Bước giá

Là chênh lệch nhỏ nhất giữa hai mức giá của một hợp đồng. Mỗi hợp đồng sẽ có một bước giá khác nhau và được công bố trong Đặc tả hợp đồng.

8. Biên độ giao động giá

Là khoảng giao động của giá hợp đồng quy định trong ngày giao dịch.

9. Vị thế mở

Là tổng khối lượng hợp đồng phát sinh trong giao dịch nhưng chưa được thực hiện tất toán hoặc thực hiện nghĩa vụ giao nhận.

10. Giới hạn vị thế

Là số lượng hợp đồng tối đa đối với từng mặt hàng hoặc toàn bộ mặt hàng mà một tài khoản giao dịch được phép nắm giữ tại một thời điểm.

11. Giao dịch đối ứng

Là việc thực hiện các giao dịch ngược chiều nhằm tất toán một phần hoặc toàn bộ vị thế mở.

12. Bù trừ

Là quá trình ghi nhận giao dịch, xác nhận vị thế và tính toán nghĩa vụ tài chính giữa các bên tham gia giao dịch.
13. Giá thanh toán cuối ngày

Là mức giá được được xác định bởi Sở Giao dịch Hàng hóa vào cuối ngày giao dịch để tính toán lãi lỗ hàng ngày của các vị thế.

14. Tỷ lệ ký quỹ

Là tỷ lệ được xác định bằng phần trăm giữa giá trị ròng ký quỹ và mức ký quỹ yêu cầu tại thời điểm xác định.

15. Ngày thông báo đầu tiên (First Notice Day)

Là ngày mà bên nắm giữ hợp đồng mua bắt đầu tham gia vào quá trình giao nhận hàng vật chất. Nếu không muốn thực hiện nghĩa vụ giao nhận hàng vật chất, bên nắm giữ hợp đồng mua sẽ phải tất toán hết vị thế mở của mình.

16. Ngày giao dịch cuối cùng (Last Trading Day)

Là ngày mà các bên nắm giữ hợp đồng bắt đầu tham gia vào quá trình giao nhận hàng vật chất. Nếu không muốn thực hiện nghĩa vụ giao nhận hàng vật chất, các bên đang nắm giữ hợp đồng sẽ phải tất toán hết vị thế mở của mình.

B. BỘ THUẬT NGỮ THÔNG TIN GIAO DỊCH

1. Bên bán quyền chọn (Seller)

Là bên sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bán/mua lượng hàng hóa ở mức giá (strike price) đã cam kết trong giao dịch quyền chọn mua/ quyền chọn bán nếu bên mua quyết định thực hiện quyền (exercise). Bên bán quyền chọn được hưởng phí quyền chọn (premium) do bên mua quyền chọn trả ngay khi bán quyền chọn (dù bên mua có thực hiện quyền hay không). Bên bán quyền chọn sẽ phải ký quỹ đảm bảo nghĩa vụ thực hiện hợp đồng quyền chọn đã bán và được đánh giá lại hàng ngày.

2. Bên mua quyền chọn (Buyer)

Là bên có quyền được thực hiện (nhưng không có nghĩa vụ) mua/bán lượng hàng hóa ở mức giá đã cam kết trong giao dịch quyền chọn mua/quyền chọn bán. Bên mua quyền chọn sẽ phải trả phí quyền chọn cho bên bán ngay khi mua quyền chọn (dù có thực hiện quyền hay không).

3. Biên độ dao động giá (Price Range Fluctuation)

Là khoảng dao động của giá hợp đồng tương lai quy định trong ngày giao dịch, tính theo tỷ lệ phần trăm (%) so với giá tham chiếu.

4. Chênh lệch Bid/Ask (Spread)

Chênh lệch giá mua – giá bán (Bid/Ask Spread) là phần cao hơn giữa giá chào bán so với giá chào mua của một tài sản trên thị trường. Chênh lệch giá mua – giá bán về cơ bản chính là sự khác biệt giữa giá cao nhất mà người mua muốn mua với giá thấp nhất mà người bán muốn bán.

5. Chiến lược giảm rủi ro (Hedging)

Hedging là các phương án bảo vệ danh mục đầu tư, hạn chế rủi ro, thiệt hại khi thị trường có diễn biến xấu, bảo vệ danh mục khỏi biến động giá không mong muốn. Để phòng vệ giá, nhà giao dịch sẽ mở một vị thế đối nghịch với vị thế đang nắm giữ. Nếu giá tài sản biến động ngược lại so với kỳ vọng thì vị thế Hedging sẽ đem lại lợi nhuận để bù đắp vào khoản lỗ của vị thế ban đầu.

6. Chỉ báo cân bằng khối lượng (Balance Only with Volume – OBV)

Chỉ thị tích lũy được lập trên cơ sở chỉ số khối lượng giao dịch và phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hợp đồng được thực hiện và biến động giá của tài sản.

7. Chi phí giao dịch (Transaction Fee)

Chi phí Nhà đầu tư phải chịu khi giao dịch phái sinh hàng hóa.

8. Chỉ số giá (Number of Value)

Là giá cả của một hoặc vài hàng hóa được tổng hợp và đưa ra bởi một tổ chức và được tập quán kinh doanh quốc tế sử dụng tham chiếu trong giao dịch quốc tế.

9. Chỉ số dòng tiền (Cash Flow Index – IFI)

Chỉ thị kĩ thuật được lập ra để đánh giá sức mạnh của dòng tiền vào tài sản bằng cách so sánh sự tăng và giảm giá trong một khoảng thời gian nhất định, có tính tới khối lượng các giao dịch.

10. Chỉ thị Dải Bollinger (Bollinger Bands Directive)

Chỉ thị thể hiện sự thay đổi về độ biến động của thị trường hiện tại, nó xác nhận xu hướng, cho thấy khả năng tiếp tục hay dừng xu hướng, các giai đoạn củng cố, tăng biến động khi đột phá, cũng như chỉ ra các đỉnh và đáy giá cục bộ.

11. Chỉ thị kĩ thuật (Alligator)

Chỉ thị kĩ thuật là phần không thể tách rời của phân tích kĩ thuật. Mục tiêu của chúng là giúp trader dự báo xu hướng thị trường. Có lượng lớn các chỉ thị được sử dụng. Một số trader ưa thích sử dụng chỉ thị được đánh giá tốt trước đây, các trader khác lại thử nghiệm những chỉ thị mới. Ví dụ các chỉ thị: chỉ thị B. Williams, chỉ thị oscillator, chỉ thị trend và chỉ thị khối lượng. Chỉ báo kỹ thuật do nhà giao dịch khá nổi tiếng Bill Williams tạo ra dựa trên một số hệ thống và chiến lược khá thành công. Ba chuyển động trung bình trượt với các giai đoạn khác nhau được xây dựng dựa trên mức giá trung bình. Chỉ báo này do các hành vi trên thị trường khá giống với hành vi của con cá sấu. Do đó, cơ thể của “Alligator” được chia thành ba phần: răng, hàm và môi. Chỉ báo này dùng để giúp nhà giao dịch xác định xu hướng di chuyển trên thị trường và đưa ra các quyết định hợp lý. Chỉ báo Alligator rất hữu ích khi nhà giao dịch tìm kiếm thời điểm hợp lý để gia nhập thị trường, hay muốn xác định sức mạnh của xu hướng hoặc thiết lập các mức Stop Loss.

12. Chuyển vị trí (Rollover)

Quá trình chuyển vị trí giao dịch được mở từ ngày này sang ngày khác.

13. Cơ chế tạm ngừng giao dịch ( Holding The Market)

Trong trường hợp thị trường biến động mạnh gây ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng, MXV sẽ áp dụng cơ chế tạm ngừng giao dịch tự động dựa trên sự thay đổi của mức giá giao dịch hợp đồng tương lai. MXV sẽ thông báo cơ chế kích hoạt tạm ngừng giao dịch và thời điểm áp dụng cơ chế này.

14. Hợp đồng chênh lệch (Contract for Difference – CFD)

Đó là hợp đồng giữa 2 bên người bán trả cho người mua phần chênh lệch giá hiện tại của tài sản cơ bản và giá tại thời điểm kí hợp đồng đó trong trường hợp tăng giá, và ngược lại. Với CFD các trader có thể giao dịch các loại tài sản mà không cần sở hữu trực tiếp nó.

15. Giao dịch trực tuyến (Online Trading)

Là việc thành viên sử dụng hệ thống giao dịch của mình kết nối trực tiếp với hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Hàng hóa hoặc sử dụng trực tiếp hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Hàng hóa để thực hiện giao dịch hàng hóa.

16. Giao dịch phái sinh hàng hóa (Commodity Derivatives Trading)

Là các giao dịch Hợp đồng Tương lai, Hợp đồng Hoán đồi, Hợp đồng Quyền chọn hoặc các cấu trúc giao dịch có sự kết hợp của các hợp đồng phái sinh hàng hóa trên, có tài sản cơ sở là hàng hóa hoặc các chỉ số giá.

17. Hàng hóa chuyển giao (Delivered Commodities)

Là các loại hàng hóa có đủ điều kiện đưa vào làm tài sản cơ sở thanh toán của Hợp đồng tương lai. Hàng hóa được sử dụng để chuyển giao vào ngày thanh toán cuối cùng của Hợp đồng tương lai là hàng hóa có phẩm chất tương đương với hàng hóa được sử dụng làm tài sản cơ sở và đáp ứng các điều kiện quy định bởi các Sở Giao dịch hàng hóa.

18. Hàng hóa (Merchandises/Commodity)

Là các sản phẩm vật chất được dùng làm tài sản cơ sở cho các hợp đồng phái sinh hàng hóa.

19. Hệ thống giao dịch (Trading System)

Là hệ thống công nghệ dùng cho hoạt động giao dịch hàng hóa.

C. BỘ THUẬT NGỮ QUẢN TRỊ RỦI RO

1. Dừng lỗ (Stop Loss)

Lệnh này cho phép bạn cố định kết quả tài chính khi công cụ đạt đến một mức giá nhất định. Các thông số của “Stop Loss” có thể được thiết lập trước hoặc sau khi mở quyền chọn. “Stop Loss” giúp nhà giao dịch tránh các thua lỗ lớn, tự động đóng lệnh. Điều kiện bắt buộc khi thiết lập lệnh “Stop Loss” – giá công cụ tài chính không được thấp hơn mức giá hiện tại trên thị trường đối với lệnh bán và không được cao hơn đối với lệnh mua.

2. Đánh giá hàng ngày (Marked-To-Market)

Là việc các vị thể mở của Nhà đầu tư được đánh giá (so sánh giá giao dịch với giá đánh giá) hàng ngày bởi Trung tâm Thanh toán bù trừ. Các khoản Lãi / Lồ tạm tính từ việc đánh giá này sẽ được ghi nợ hoặc có vào Tài khoản ký quỹ của Nhà đầu tư hàng ngày

3. Đáy (Bottom)

Là giá trị nhỏ nhất của chỉ báo hoặc giá tại khu vực nhất định trên đồ thị. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng giá trên đồ thị di chuyển theo một hình zigzag (không chỉ đơn giản là lên-xuống), hình thành các đỉnh và đáy. Để duy trì xu hướng tăng trưởng, các đỉnh và đáy sẽ luân phiên tăng điểm và ngược lại, khi đảo chiều sang xu hướng giảm giá, các đáy và đỉnh sẽ luân phiên giảm điểm. Để chắc chắn rằng xu hướng đã thay đổi, cần kiểm tra lại đáy (Bottom).

4. Giá bán (Ask)

Là mức giá mà nhà môi giới cung cấp cho nhà giao dịch để mua một công cụ tài chính. Nó được hiểu là giá mà người bán sẵn sàng bán sản phẩm của mình. Trên báo giá, giá này nằm ở bên phải. Giá Ask luôn lơn hớn giá Bid.

5. Giá mua (Bid)

Là mức giá mà tại đó nhà giao dịch có thể bán một công cụ tài chính. Tại báo giá, Giá Bid được viết bên trái và sẽ luôn luôn thấp hơn giá Ask. Các lệnh trên thị trường, đóng lệnh, lệnh chờ cũng như Stop Loss (Dừng lỗ) và Take Profit (Chốt lời) đều thực hiện theo giá Bid.

6. Giá đánh giá (Settled Price)

Là giá do Trung tâm Thanh toán bù trừ công bố cho mỗi hợp đồng vào một thời điếm nhất định của mỗi phiên giao dịch và được dùng làm cơ sở để đánh giá các trạng thái mở.

7. Giá chênh giữa hợp đồng và tài sản cơ bản (Basis)

Là sự khác biệt giữa giá của hợp đồng tương lai và giá trị của tài sản cơ bản. Qua thời gian, “basis” chịu sự thay đổi nhất định. Vì vậy, giá được đảm bảo có thể khác với giá giao ngay tại thời điểm mua hợp đồng tương lai. Thời gian giữa các quá trình mở và đóng một quyền chọn tương lai càng lâu, giá sẽ càng được đảm bảo.

8. Giá thực hiện (Performance Price)

Là mức giá của hợp đồng được xác định từ kết quả khớp lệnh.

9. Giá niêm yết hợp đồng tương lai (Price of Futures Contract)

Là giá của Hợp đồng tương lai được các khách hàng yết trên hệ thống giao dịch.

10. Giá tham chiếu (Reference Prices)

Là mức giá do Sở Giao dịch Hàng hóa xác định và được dùng làm cơ sở để xác định giá cao nhất (giá trần), giá thấp nhất (giá sàn) trong ngày giao dịch.

11. Giá thanh toán (Paid Price)

Là giá khớp lệnh giao dịch hợp đồng tương lai giữa các khách hàng thông qua hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Hàng hóa.

12. Giá thanh toán cuối ngày (End of the Day Price)

Là mức giá được xác định cuối ngày giao dịch để tính toán lãi lỗ hàng ngày của các vị thế.

13. Giá thanh toán cuối cùng (Final Settlement Price)

Là mức giá được xác định tại ngày giao dịch cuối cùng để xác định nghĩa vụ thanh toán khi thực hiện hợp đồng.
14. Giao dịch ký quỹ (Marginal Trading)

Sử dụng để thực hiện các lệnh với đòn bẩy, nhờ đó khách hàng có cơ hội giao dịch với số tiền lớn hơn đáng kể so với số tiền trên tài khoản.

15. Giờ giao dịch (Trading Hours)

Thuật ngữ này có nghĩa là giờ làm việc của do các Sở Giao dịch Hàng hóa quy định.

16. Hạn mức giao dịch (Trading Limit)

Là tổng khối lượng hợp đồng phái sinh hàng hóa các loại (hay còn gọi là tổng trạng thái mở – open positions) tối đa mà Nhà đầu tư được phép nắm giữ tại một thời điểm.

Quay lại

Bài viết liên quan

Sàn giao dịch hàng hóa Chicago – CME
05/07/2024
Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CME) là một trong những sàn giao dịch hàng hóa và...
CME Group – Tập đoàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới
03/06/2024
CME Group là một công ty tài chính toàn cầu chuyên về các sản phẩm phái sinh,...
Tầm quan trọng của quản lí vốn trong đầu tư
24/05/2024
Trong thế giới đầu tư đầy rẫy biến động và rủi ro, việc quản lý vốn...