Chỉ số DXY và mối tương quan với thị trường hàng hóa đang là vấn đề được nhiều nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu. Như chúng ta vẫn biết, USD hiện đang là loại tiền tệ được sử dụng thông dụng trên thế giới. Đi kèm với nó là chỉ số DXY – chỉ số dùng để đo lường giá trị với các loại tiền tệ khác. Trong bài viết này, Amber Commodities sẽ giúp quý anh chị nhà đầu tư tìm hiểu về chỉ số DXY và mối tương quan của nó với thị trường hàng hóa.
Chỉ số DXY còn được gọi là USD Index là chỉ số đo lường sức mạnh của đồng Đô la Mỹ tương quan với 6 loại tiền tệ khác. Những đồng tiền này là các đối tác thương mại quan trọng của Mỹ và sự thay đổi của các loại tiền này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số DXY.
Chỉ số DXY thể hiện sức mạnh đồng USD đang mạnh hay đang yếu. DXY tăng có nghĩa là đồng đô la đang mạnh lên, nhu cầu sở hữu đô la đang gia tăng và ngược lại. DXY có liên quan mật thiết đến nền kinh tế các quốc gia.
DXY phụ thuộc vào các chính sách tài khóa và tiền tệ từ phía FED và chính phủ Mỹ cũng như các nền kinh tế khác trên thế giới. Dễ hiểu hơn đó là phụ thuộc nhiều vào việc tăng/giảm lãi suất của Mỹ và các quốc gia.
Chỉ số DXY được tạo ra vào tháng 3 năm 1973 do ICE Futures US quản lý từ năm 1985, ngay sau khi Tổng thống Nixon từ bỏ chế độ bản vị vàng và cho phép giá trị đồng Đô la được thả nổi trên thị trường ngoại hối. Trước đó, đồng USD luôn cố định ở mức 35 USD/ounce vàng từ năm 1944 cũng chính là thời điểm diễn ra thỏa thuận Bretton Woods.
Theo đó khi bắt đầu, USD Index được đánh dấu bằng cột mốc 100. Và chỉ số phần trăm này đã thay đổi rất nhiều kể từ khi giá trị cơ bản của nó được thiết lập. Đỉnh điểm cao nhất mọi thời đại mà USD Index thiết lập là 163,83 vào ngày 05/03/1985. Điều này có nghĩa là đồng USD cao hơn 63,83% so với năm 1973 (năm đầu tiên thiết lập USD Index). Mức thấp nhất mọi thời đại mà USD Index tạo ra là 71.58 vào ngày 22/04/2008 và thấp hơn 28,42% so với lúc mới được thiết lập.
Cấu tạo của rổ tiền tệ chỉ bị thay đổi một lần vào đầu năm 1999, khi một số đồng tiền Châu Âu được thay thế bằng đồng Euro.
Chỉ số DXY được cấu tạo bởi 6 đồng tiền lớn với tỷ lệ như sau:
Đồng tiền | Tỷ lệ | Quốc gia |
EUR | 57.60% | Đồng tiền chung châu Âu |
JPY | 13,60% | Đồng Yên Nhật |
GBP | 11,90% | Đồng Bảng Anh |
CAD | 9,10% | Đô la Canada |
SEK | 4,20% | Đồng Krona Thụy Điển |
CHF | 3,60% | Đồng Franc Thụy Sỹ |
Từ tỷ lệ trên có thể thấy đồng Euro của châu Âu chiếm ưu thế và có trọng số lớn hơn hẳn so với các đồng tiền còn lại, do các nước Châu Âu là những đối tác thương mại chính, lớn nhất của Mỹ. Vì vậy giữa họ có sự giao thoa về kinh tế và có sức ảnh hưởng đến chính sách lẫn nhau
Tóm lại, chỉ số DXY là một phản ánh của nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm chính sách tiền tệ, tình hình kinh tế và thị trường toàn cầu. Sự biến đổi của chỉ số này thường phản ánh sự thay đổi phức tạp và tương tác của các yếu tố trên.
Giá cả trên thị trường hàng hóa chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau. Điều này tạo ra mối quan hệ và sự ràng buộc lẫn nhau giữa các chủ thể. Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng mạnh tới giá hàng hóa là đồng dollar Mỹ. Đồng Đô la là tiền tệ dự trữ, dùng để thanh toán quốc tế phổ biến nhất thế giới. Đồng USD có xu hướng là công cụ ngoại hối ổn định nhất vì hầu hết các quốc gia đều nắm giữ nó làm tài sản dự trữ.
Khi nói đến thương mại quốc tế đối với nguyên liệu thô, đồng USD là cơ chế trao đổi trong hầu hết mọi hoàn cảnh, trường hợp. Khi giá trị của đồng USD giảm, sẽ tốn nhiều USD hơn để mua hàng hóa. Đồng thời, nó có giá thấp hơn các loại tiền tệ khác khi đồng USD đang di chuyển thấp hơn.
Trong khi đó, Hàng hóa là tài sản toàn cầu, được buôn bán toàn thế giới. Người nước ngoài mua hàng hóa của Mỹ như Ngô, Đậu tương, Lúa mì và đặc biệt là Dầu bằng đồng Đô la. Khi giá trị của đồng USD giảm thì họ có nhiều sức mua hơn vì nó đòi hỏi ít tiền tệ hơn để mua mỗi Đô la. Đây là 1 lý do khác dẫn đến quan hệ nghịch đảo giữa Đồng USD và giá cả hàng hóa
Tóm lại, chỉ số DXY ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa quốc tế bởi vì USD là một trong những đồng tiền quốc tế phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi trong giao dịch và thương mại quốc tế. Do đó, sự biến đổi của DXY có thể gây ra tác động đối với nhiều loại hàng hóa, tạo ra cơ hội đầu tư và rủi ro cho các nhà đầu tư và người tham gia thị trường.
Trên đây là những thông tin về chỉ số DXY, hy vọng sẽ giúp ích cho anh chị trong quá trình tìm hiểu và đầu tư tài chính. Nếu thấy hay thì đừng quên follow Fanpage của AXC để cập nhật những tin tức mới nhất về thị trường. Hẹn gặp lại anh chị trong các bài viết sau!