Công cụ phái sinh được biết đến như một trong số các công cụ tài chính quan trọng trên thị trường. Nó được xem như là một cách thức để giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia các giao dịch liên quan đến tài sản cơ sở. Một số nhà đầu tư còn sử dụng các công cụ này để đầu cơ, tích trữ. Vậy hãy cùng Amber Commodities tìm hiểu xem Công cụ phái sinh là gì và có vai trò như thế nào?
Công cụ phái sinh (Derivative instruments) là công cụ tài chính có giá trị phụ thuộc vào tài sản cơ sở đã được phát hành trước. Công cụ phái sinh thông thường là dạng hợp đồng giữa hai bên để trao đổi số lượng chuẩn tài sản vật chất hoặc tài sản tài chính với một mức giá được xác định vào một ngày cụ thể trong tương lai.
Khi giá trị của tài sản cơ sở trong hợp đồng thay đổi, thì giá trị của sản phẩm phái sinh cũng vậy. Tài sản cơ sở có thể là hàng hóa, ngoại tệ, cổ phiếu hoặc chỉ số chứng khoán.
Mặc dù ra đời sau nhưng thị trường công cụ phái sinh đã thể hiện rõ vai trò của mình đối với thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.
Thị trường phái sinh giúp chuyển rủi ro từ những người sợ mạo hiểm và ngại mạo hiểm sang những người ưa thích mạo hiểm. Vì giá cả công cụ phái sinh phải chịu ảnh hưởng giá trao ngay của tài sản cơ sở, nên chúng có thể được dùng để tăng hoặc giảm rủi ro trong việc nắm giữ các tài sản cơ sở ấy. Những người tham gia thị trường phái sinh với mục đích giảm thiểu rủi ro, còn được gọi là người phòng hộ. Những người tham gia nhằm mục đích tăng lợi nhuận ưa mạo hiểm thì được gọi là những nhà đầu cơ.
Giá cả trong thị trường phái sinh tập trung phản ánh sự kì vọng của các thành viên tham gia vào thị trường về tương lai cũng như dẫn dắt giá của tài sản cơ sở đến một mức giá tương lai đó. Điển hình như các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai sẽ cung cấp thông tin quan trọng về giá cả và là cơ sở để hình thành giá trao ngay của hàng hoá, chứng khoán. Không chỉ vậy mà giá cả trong hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai còn chứa đựng kì vọng của nhà đầu tư về tương lai của giá giao ngay. Tuy nhiên, cần chú ý rằng kì vọng này có thể thay đổi. Thị trường phái sinh không cung cấp trực tiếp các dự báo về tương lai của giá trao ngay mà chỉ cung cấp về các thông tin hữu ích liên quan tới biến động giá hay rủi ro của tài sản cơ sở.
Thị trường phái sinh có chi phí giao dịch thấp hơn so với thị trường trao ngay. Do đó các nhà đầu tư sẽ thấy dễ bị thu hút và dễ giao dịch hơn trên thị trường này thay vì chọn thị trường giao ngay hoặc có thể hỗ trợ thêm cho hoạt động trên thị trường giao ngay. Thị trường công cụ phái sinh thường có tính thanh khoản cao hơn so với thị trường trao ngay. Tính thanh khoản cao của thị trường có được chính là nhờ khả năng sử dụng đòn bẩy cao trong thị trường này, người tham gia chỉ cần 1 số tiền nhỏ đã có thể tham gia thị trường. Thêm vào đó, lợi nhuận và rủi ro được điều chỉnh cho bất kì mức độ kỳ vọng nào. Do đó thị trường phái sinh có thể tiếp nhận các giao dịch giá trị lớn. Thị trường phái sinh cho phép các nhà đầu tư bán khống dễ dàng. Trong khi đó các thị trường trao ngay thường sẽ áp đặt các giới hạn giao dịch, không khuyến khích bán khống. Kết quả là có nhiều nhà đầu tư bán khống trong thị trường phái sinh thay vì chọn bán khống các tài sản cơ sở.
Sự nới lỏng và chi phí giao dịch thấp trong thị trường phái sinh tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh chênh lệch về giá và điều chỉnh giá nhanh chóng sẽ triệt tiêu các cơ hội này. Xã hội sẽ có lợi vì giá của tài sản cơ sở sẽ phản ánh chính xác hơn về giá trị thật của nền kinh tế. Thị trường công cụ tài chính phái sinh là nơi diễn ra các hoạt động mua và bán sản phẩm tài chính phái sinh với nhiều sản phẩm phổ biến của thị trường phái sinh tài chính như: quyền chọn cổ phiếu, hợp đồng hoán đổi, tiền gửi có kỳ hạn,… phát triển rất mạnh mẽ với các công cụ phái sinh, thị trường phái sinh đa dạng và quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu. Lý do cho sự phát triển này thành công là việc sử dụng doanh nghiệp này mang lại lợi ích cho những thành viên thị trường.
Thị trường phái sinh là một phần không thể thiếu của hệ thống tài chính toàn cầu, cung cấp cơ hội cho các nhà đầu tư và nhà giao dịch với nhiều mục tiêu và phong cách đầu tư khác nhau.
Các công cụ phái sinh cơ bản được chia làm 4 loại: Hợp đồng kỳ hạn (Forwards), Hợp đồng tương lai (Futures), Hợp đồng quyền chọn (Options) và Hợp đồng hoán đổi(Swaps). Ngoài ra, còn có một số dạng hợp đồng phái sinh khác được phát triển và áp dụng phù hợp với đặc trưng của ngành dầu khí: Hợp đồng Crack spread, Hợp đồng quyền chọn Calendar spread, các hợp đồng quy về cơ sở (Basis contracts), Hợp đồng Spark spread…
Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận giữa hai bên về việc mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở ở một mức giá xác định tại một thời điểm xác định trong tương lai. Đây là dạng hợp đồng trên thị trường phi tập trung. Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh toán hợp đồng hay ngày đáo hạn.
Hợp đồng tương lai như tên gọi của nó thì đây là một hình thức hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn được thực hiện trên thị trường tập trung. Thị trường tập trung có chức năng kết nối bên mua với bên bán và đảm bảo hai bên tuân thủ các nghĩa vụ trong giao dịch. Giá áp dụng trong ngày đáo hạn hợp đồng gọi là giá tương lai.
Hợp đồng quyền chọn được hiểu là loại hợp đồng để thực hiện các chức năng đảm bảo cho chủ sở hữu quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để có thể mua hoặc bán một lượng nhất định hàng hóa cơ sở tại một mức giá xác định, tại hoặc trước một thời điểm xác định trong tương lai. Các hợp đồng quyền chọn chủ yếu được thực hiện tại sàn giao dịch.
Hợp đồng hoán đổi là một loại hợp đồng phái sinh mà hai bên đồng ý hoán đổi dòng tiền phụ thuộc vào các chỉ số giá của hàng hóa cơ sở. Một giao dịch hoán đổi hàng hóa thường được sử dụng để phòng vệ khỏi những biến động giá trên thị trường.
Với những thông tin bổ ích được đề cập trên bài viết, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về công cụ phái sinh cũng như vai trò của chúng đối với thị trường tài chính hiện nay. Nếu thấy hay, hãy follow ngày Fanpage của AXC để đón đọc những tin tức thú vị về tài chính mỗi ngày!