Hợp đồng tương lai – Các khái niệm về Futures Contract

Phái sinh hàng hóa
11/12/2023

Hợp đồng tương lai là một công cụ tài chính mạnh mẽ, phổ biến trong thế giới đầu tư và giao dịch. Với những ưu điểm nổi bật, loại hợp đồng này được sử dụng rộng rãi trên các sàn giao dịch, mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực phái sinh hàng hóa. Trong bài viết này, Amber Commodities sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về loại hợp đồng này nhé!

Hợp đồng tương lai (Futures Contact) là gì?

Hợp đồng tương lai (Futures Contract) là một hợp đồng chuẩn hóa giữa hai bên nhằm trao đổi một tài sản cụ thể có chất lượng và khối lượng chuẩn hóa với giá thỏa thuận hôm nay (gọi là giá tương lai/futures price hay giá xuất phát) nhưng lại giao hàng vào một thời điểm cụ thể trong tương lai (ngày giao hàng).

Hợp đồng tương lai còn được gọi là hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn, được tiêu chuẩn hóa và niêm yết giao dịch trên các Sở Giao dịch hàng hóa. Một bên đồng ý mua tài sản cơ sở trong tương lai, hay “bên mua” trong hợp đồng, gọi là “trường vị” (long), còn một bên đồng ý bán trong tương lai, hay “bên bán” trong hợp đồng, gọi là “đoản vị” (short). Thuật ngữ trên phản ánh kỳ vọng của các bên – người bán hy vọng giá hàng hóa sẽ giảm, còn người mua hy vọng giá hàng hóa sẽ tăng. Lưu ý rằng tự bản thân hợp đồng không tốn phí khi ký kết; thuật ngữ mua/bán chỉ là công cụ ngôn ngữ thuận tiện để phản ánh vị thế của các bên (trường vị hoặc đoản vị).

Trong nhiều trường hợp, tài sản cơ sở trong loại hợp đồng này có thể hoàn toàn không phải là “hàng hóa” truyền thống – nghĩa là, đối với hợp đồng tài chính tương lai, tài sản hoặc mặt hàng cơ sở có thể là các loại tiền tệ, chứng khoán hay công cụ tài chính và tài sản vô hình hoặc các khoản mục tham chiếu như chỉ số chứng khoán và lãi suất.

Ví dụ về hợp đồng tương lai
Ví dụ về Hợp đồng tương lai (Futures Contract)

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai trong phái sinh hàng hóa không chỉ là một công cụ đầu tư mà còn là một giải pháp linh hoạt cho việc quản lý rủi ro trong thị trường ngày càng biến động. Tính chuẩn hóa, giao dịch tập trung, thanh khoản cao, đòn bẩy tài chính, khả năng bù trừ và ký quỹ là những đặc điểm quan trọng giúp tạo ra một môi trường giao dịch an toàn và minh bạch cho các nhà đầu tư. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về các đặc điểm này nhé!

Tính chuẩn hóa

Hợp đồng tương lai là công cụ phái sinh được niêm yết và giao dịch trên các Sở Giao dịch hàng hóa. Do đó, các yếu tố và điều khoản của hợp đồng được chuẩn hóa theo đặc tả.

Cụ thể, Sở Giao dịch sẽ niêm yết các hợp đồng này và quy định các nội dung chi tiết của một hợp đồng như: Loại hàng hóa, độ lớn hợp đồng, thời gian giao dịch, tháng đáo hạn, biên độ giá, tiêu chuẩn chất lượng… Điều này giúp tạo ra sự thống nhất trong giao dịch và giảm rủi ro liên quan đến sự không chắc chắn về điều kiện hàng hóa.

Ví dụ 1 bản hợp đồng tương lai
Ví dụ hợp đồng tương lai

Giao dịch tập trung

Các hợp đồng tương lai được niêm yết và giao dịch tập trung thông qua Sở Giao dịch hàng hóa. Vì vậy khi giao dịch, cả hai bên giữ vị thế mua và bán của hợp đồng đều bị ràng buộc bởi những quyền và nghĩa vụ nhất định, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong quá trình giao dịch.

Thanh khoản

Các nhà đầu tư có thể dễ dàng đóng/mở vị thế, làm cho loại hợp đồng này có tính thanh khoản rất cao, biến chúng thành công cụ thuận lợi cho các nhà đầu tư sử dụng vào những mục đích khác nhau.

Đòn bẩy tài chính

Được áp dụng đòn bẩy khi giao dịch hợp đồng tương lai sẽ giúp nhà đầu tư có khả năng thu được những khoản lợi nhuận hết sức ấn tượng chỉ với số tiền đầu tư ban đầu rất nhỏ. Khi dự đoán của nhà đầu tư về biến động giá của tài sản cơ sở trở thành hiện thực, nhà đầu tư sẽ kiếm được lợi nhuận từ vị thế mà mình nắm giữ. Do hiệu ứng đòn bẩy của khoản tiền ký quỹ, mức sinh lời trên thị trường này thường cao hơn nhiều so với mức sinh lời trên thị trường tài sản cơ sở. Tuy nhiên, đòn bẩy cao cũng có thể mang lại thiệt hại lớn nếu thị trường đi ngược lại với dự đoán của nhà đầu tư, do vậy nhà đầu tư cần theo dõi thị trường chặt chẽ khi giao dịch.

Bù trừ và ký quỹ

Ký quỹ là biên pháp đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ mang tính bắt buộc theo hợp đồng đối với cả bên mua và bên bán khi hợp đồng được thanh toán. Nhà đầu tư tham gia thị trường phải đáp ứng các yêu cầu về ký quỹ do Sở Giao dịch và trung tâm thanh toán bù trừ quy định cụ thể cho từng loại hợp đồng.

Các bên tham gia được yêu cầu thực hiện ký quỹ nhằm:

  • Đảm bảo việc thanh toán mang tính bắt buộc.
  • Thanh toán và bù trừ theo giá thực tế hàng ngày và sẽ thông báo lỗ lãi vào tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư theo giá thực tế và gọi ký quỹ bổ sung khi cần. Do đó làm giảm rủi ro mất khả năng thanh toán của bên tham gia.

Giao dịch Spread trong hợp đồng tương lai

Giao dịch Spread là chiến lược giao dịch kinh doanh chênh lệch giá giữa các hợp đồng tương lai (Futures Contract), trong đó nhà đầu tư thực hiện đồng thời mua một hợp đồng này và bán một hợp đồng khác nhằm mục đích kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá giữa hai hợp đồng. Có ba chiến lược giao dịch Spread tại MXV là liên kỳ hạn (Inter-Month/Intra-market), Liên hàng hóa (Inter-Commodity/Inter-market), Commodity Product Spreads.

Liên kỳ hạn (Inter-Month/Intra-market)

Giao dịch liên kỳ hạn là thực hiện đồng thời mua và bán hợp đồng của cùng một loại hàng hóa nhưng khác tháng đáo hạn.

ví dụ giao dịch Spread liên kỳ hạn
Ví dụ: Mua hợp đồng Ngô tháng 09/2022
Bán hợp đồng Ngô tháng 05/2023

Liên hàng hóa (Inter-Commodity/Inter-market)

Giao dịch liên hàng hoá là thực hiện đồng thời mua và bán hợp đồng của cùng tháng đáo hạn nhưng khác loại hàng hóa. Các hàng hoá này thường có mối liên hệ với nhau hoặc có thể thay thế nhau.

Ví dụ: Mua hợp đồng Lúa mỳ tháng 09/2022, Bán hợp đồng Ngô tháng 09/2022

Giá Ngô phiên giao dịch ngày 09/09/2022
Giá Ngô phiên giao dịch ngày 09/09/2022
Giá Lúa mỳ phiên giao dịch ngày 04/04/2022
Giá Lúa mỳ phiên giao dịch ngày 04/04/2022

Commodity Product Spreads

Commodity product spreads là việc mua và bán các hợp đồng có liên quan đến quá trình chế biến nguyên liệu thô (còn được gọi là một dạng đặc biệt của Giao dịch liên hàng hoá).

Soybean Crush Spread

Soybean Crush Spread là việc MUA các hợp đồng tương lai đậu tương và BÁN hợp đồng tương lai khô đậu tương và dầu đậu tương (và ngược lại). Những người thực hiện Soybean Crush Spread có thể nhìn thấy các lợi ích về mặt tài chính trong quá trình chế biến đậu tương, đó là mua đậu tương, nghiền và bán sản phẩm là khô đậu tương và dầu đậu tương. Soybean Crush Spread cho phép nhà sản xuất phòng ngừa rủi ro về giá, trong khi các nhà đầu tư sẽ xem xét spread để tận dụng các cơ hội gia tăng lợi nhuận tiềm năng.

Thông số hợp đồng tương lai Soybean Crush Spread
Thông số hợp đồng Soybean Crush Synthetic Futures

Ưu điểm khi thực hiện giao dịch Spread

+ Rủi ro thấp:

  • Trong phần lớn trường hợp, sẽ có một hợp đồng bị lỗ và một hợp đồng có lãi.
  • Nếu mức tǎng lợi nhuận ở hợp đồng có lãi nhiều hơn mức tǎng lỗ ở hợp đồng còn lại, giao dịch Spread có lợi nhuận và ngược lại.

+ Ký quỹ thấp:

  • Được áp dụng tính ký quỹ chéo (Cross Margin)

Ví dụ: Ký quỹ Ngô đang là 2,640 USD. Nhà đầu tư mua 1 lot Ngô kỳ hạn tháng 05/2022 và Bán 1 lot Ngô kỳ hạn tháng 05/2022. Futures Contract, ký quỹ = 2,640*2 = 5,280 USD. Giao dịch Spread mức ký quỹ là 950 USD.

Giao dịch LME trong hợp đồng tương lai

Giao dịch LME bản chất là hợp đồng tương lai thông thường. Sản phẩm giao dịch là các sản phẩm kim loại công nghiệp như: đồng, nhôm, chì… được thực hiện tại Sở giao dịch kim loại London (London Metal Exchange – LME)

Hợp đồng giao dịch LME tại MXV là Hợp đồng 3-month, có các đặc điểm cụ thể như sau:

  • Futures Contract
  • Được niêm yết giao dịch hàng ngày
  • Ngày đáo hạn được xác định là 3 tháng (90 ngày) kể từ ngày hợp đồng được niêm yết

Hợp đồng 3-month chủ yếu được giao dịch trên nền tảng giao dịch điện tử của LME (LME select). Khách hàng giao dịch tại MXV qua nền tảng giao dịch CQG.

Hợp đồng tương lai trong phái sinh hàng hóa không chỉ là công cụ đầu tư hiệu quả với hệ số sinh lời hấp dẫn mà còn là giải pháp linh hoạt cho quản lý rủi ro trong thị trường ngày nay. Đối với những người muốn tham gia vào thị trường hàng hóa đầy thách thức, loại hợp đồng này là một công cụ phái sinh không thể bỏ qua. Không những vậy, tính chuẩn hóa, giao dịch tập trung, thanh khoản cao, đòn bẩy tài chính, khả năng bù trừ và ký quỹ là những đặc điểm quan trọng của loại hợp đồng này, giúp tạo ra một môi trường giao dịch an toàn và minh bạch.

Xem thêm: Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai – cái nào ưu thế hơn?

Qua bài viết này, AXC mong rằng các bạn đã có thêm kiến thức về Hợp đồng tương lai trong phái sinh hàng hóa. Đừng quên theo dõi Fanpage của AXC để cập nhật những thông tin hữu ích về kiến thức đầu tư và phái sinh hàng hóa nhé!

Quay lại

Bài viết liên quan

Sàn giao dịch hàng hóa Chicago – CME
05/07/2024
Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CME) là một trong những sàn giao dịch hàng hóa và...
CME Group – Tập đoàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới
03/06/2024
CME Group là một công ty tài chính toàn cầu chuyên về các sản phẩm phái sinh,...
Tầm quan trọng của quản lí vốn trong đầu tư
24/05/2024
Trong thế giới đầu tư đầy rẫy biến động và rủi ro, việc quản lý vốn...