Ký quỹ giao dịch

Hướng dẫn giao dịch
09/12/2022

Trong giao dịch phái sinh hàng hóa, tỷ lệ ký quỹ là một trong các thông tin quan trọng nhà đầu tư cần nắm rõ. Mỗi sản phẩm phái sinh hàng hóa có tỷ lệ ký quỹ, công thức tính tỷ lệ ký quỹ khác nhau.

I. Ký quỹ là gì?

Ký quỹ trong giao dịch hàng hóa phái sinh là số tiền mà nhà đầu tư phải nộp và duy trì trên tài khoản của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán từ giao dịch phái sinh hàng hóa. Đây không phải là phần tiền thanh toán trả trước của toàn bộ hợp đồng mà là khoản tiền đảm bảo sẽ thực hiện nghĩa vụ tại thời điểm đáo hạn.

Mức ký quỹ giao dịch sẽ phụ thuộc vào hợp đồng cụ thể, với từng sản phẩm phái sinh hàng hóa khác nhau theo quy định của MVX.

Nhà đầu tư khi giao dịch phái sinh hàng hóa cần ký quỹ nhằm đảm bảo số tiền đủ để thực hiện nghĩa vụ thanh toán hợp đồng phái sinh hàng hóa. Mỗi hàng hóa cơ sở sẽ có mức ký quỹ khác nhau.

Ví dụ:

– Ngô (mã hàng hóa ZCE) có mức ký quỹ là 54 triệu đồng.

– Dầu đậu tương (mã hàng hóa ZLE) có mức ký quỹ là 58 triệu đồng.

– Cà phê arabica (mã hàng hóa KCE) có mức ký quỹ là 103 triệu đồng.

II. Phân loại ký quỹ:

  • Ký quỹ ban đầu (Initial Margin – IM): Đây là khoản tiền nhỏ nhất mà nhà đầu tư phải đặt vào tài khoản đẻ có thể nắm giữ một khối lượng hợp đồng (Đủ điều kiện đặt lệnh mở mới).
  • Ký quỹ duy trì (Maintenance Margin – MM): Đây là khoản tiền cần nộp thêm khi ký quỹ dưới mức yêu cầu.
  • Ký quỹ biến đổi (Variation Margin – VM): Đây là khoản tiền cần nộp thêm khi ký quỹ dưới mức yêu cầu.
  • Ký quỹ giao nhận hàng hóa (Delivery Margin – DM): ÁP dụng sau ngày thông báo đầu tiên khi có ý định tham gia giao nhận hàng hóa.

a) Ký quỹ ban đầu, ký quỹ yêu cầu

Mỗi loại ký quỹ trong giao dịch phái sinh hàng hóa có cách tính khác nhau. Tỷ lệ ký quỹ phái sinh ban đầu sẽ được quy định theo từng loại hàng hóa khác nhau. Ví dụ: mức ký quỹ ban đầu của một số mặt hàng trong phái sinh hàng hóa như sau:

Tên hàng hóaMã giao dịchSở giao dịch nước ngoài liên thôngMức ký quỹ ban đầu/hợp đồng (VNĐ)
NgôZCECBOT67,394,800
BạcSIECOMEX216,172,000
BôngCTEICE US114,444,000

Quý nhà đầu tư có thể tham khảo mức ký quỹ ban đầu cho từng mặt hàng tại đây: MXV | Mercantile Exchange Of VietNam | Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam

Công thức tính mức ký quỹ yêu cầu được tính như sau:

Ký quỹ yêu cầu = ký quỹ ban đầu x hệ số ký quỹ

Trong đó,

– Hệ số ký quỹ: Là hệ số nhân trên mức ký quỹ ban đầu, được MXV áp dụng cho khách hàng khác nhau, nếu có sự tăng/giảm, MXV sẽ có thông báo trước.

Hiện nay, hệ số kỹ quỹ áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp là 1.0 và khách hàng cá nhân là 1.2.

Ví dụ: Nhà đầu tư cá nhân mua 50 HĐKHTC tại MXV,  mỗi hợp đồng có ký quỹ ban đầu là 2,338$. Tài khoản ký quỹ đang có số dư bằng đúng lượng ký quỹ cần thiết để giao dịch. Trong phiên, thị trường biến động bất lợi làm tài khoản bị lỗ và còn lại 27,000$. Mức ký quỹ nhà đầu tư cá nhân cần bổ sung vào tài khoản là 2,338 x 1.2 x 50 – 27,000 = 113,280$.

b) Ký quỹ duy trì là gì?

Kỹ quỹ duy trì là mức ký quỹ tối thiểu khách hàng phải có trong tài khoản giao dịch hàng hóa để duy trì vị thế mở. Nếu giá trị ròng trong ký quỹ giảm xuống dưới mức quỹ duy trì này, nhà đầu từ sẽ nhận được thông báo cần bổ sung. Hiện tại, mức ký quỹ duy trì đang được MXV áp dụng mức bằng 100% ký quỹ yêu cầu.

Ví dụ: Nhà đầu tư A mở 100 HĐTC, mỗi HĐ có mức ký quỹ yêu cầu là 1000$ và mức ký quỹ duy trì là 1000$. Số dư tài khoản đầu phiên của NĐT A là 130,000$.

Nếu thị trường biến động bất lợi làm tài khoản bị lỗ dự kiến 20,000$.

Sau khi chốt phiên, mức tiền ký quỹ còn lại của NĐT còn 130,000 – 20,000 = 110,000$.

Số dư này vẫn lớn hơn mức ký quỹ duy trì, bởi vậy, NĐT không cần đóng quỹ bổ sung.

c) Ký quỹ và hợp đồng giao dịch Spread trên CQG

Hợp đồng Spread là chiến lược kinh doanh dựa trên giao dịch chênh lệch giá sử dụng nhiều loại tài khoản khác nhau. Loại giao dịch này giúp nhà đầu tư hoặc các trader kiếm được lợi nhuận nhanh chóng nhờ chênh lệch giá cả.

Áp dụng cross – margin, khách hàng sẽ lấy được giao dịch Spread trên CQG. Đồng thời nhà đầu tư cần phải đặt mua và bán theo đúng tỉ lệ của cặp spread. Cấu trúc mã spread cụ thể như sau:

Cấu trúc mã Spread = Mã hàng hóa + S + Khoảng cách giữa hai kỳ hạn + tháng kỳ hạn gốc + năm kỳ hạn gốc.

Trong đó:

– S là kí hiệu cho các giao dịch spread.

Ví dụ: ZCE 1H22 là cấu trúc mã spread của mặt hàng ngô với với khoảng cách giữa hai kỳ hạn là 1 tháng. Tháng kỳ hạn gốc là tháng 3, năm kỳ hạn gốc là năm 2022.

III. Các mức xử lý ký quỹ

Xử lý ký quỹ:

Mức ký quỹ yêu cầu = 100%: đây là mức ký quỹ ban đầu đối với doanh nghiệp và 120% với cá nhân. Nhà đầu tư phải tuân thủ mức ký quỹ này khi tham gia giao dịch hàng hàng thì mới có đủ điều kiện đặt lệnh.

Mức ký quỹ duy trì = 100% mức ký quỹ ban đầu.

Nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo trên các phần mềm giao dịch và qua Email về cảnh báo mức ký quỹ. Nhà đầu tư cần thực hiện bổ sung ký quỹ về mức ký quỹ ban đầu. Nếu tài khoản vi phạm mức ký quỹ này trong 3 ngày liên tiếp (Theo sao kê cuối ngày), một phần hoặc toàn bộ các vị thế mở (Các lệnh ở trạng thái mở) của tài khoản giao dịch này sẽ bị tất toán (đóng lệnh bắt buộc) vào ngày giao dịch tiếp theo để đảm bảo an toàn ký quỹ.

Mức hủy các lệnh chờ khớp = 70% mức ký quỹ ban đầu.

Nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo trên phần mềm giao dịch. Vi phạm mức ký quỹ này, toàn bộ các lệnh cờ của tài khoản giao dịch này sẽ bị hủy.

Mức tất toán vị thế bắt buộc =  40% mức ký quỹ ban đầu.

Nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo qua tin nhắn về số điện thoại đăng ký mở tài khoản. Vi phạm mức ký quỹ này, toàn bộ các vị thể mở của tài khoản giao dịch này sẽ bị tất toàn (Đóng lệnh bắt buộc).

Tỷ lệ ký quỹ đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của khách hàng. Do đó khi khách hàng vi phạm tỷ lệ ký quỹ khi giao dịch hàng hóa thì giao dịch sẽ không còn hiệu lực.

Trường hợp vi phạm tỷ lệ ký quỹ khi giao dịch hàng hóa mà nhà đầu tư thường gặp nhất là tỷ lệ ký quỹ ban đầu thấp hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì. Nghĩa là tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư (AR) đã cao hơn mức cho phép.

Trung tâm thanh toán bù trừ có thẩm quyền xác định và giám sát tỷ lệ ký quỹ theo thời gian thực. Cảnh báo đối với thành viên bù trừ và áp dụng một trong các biện pháp xử lý tài khoản đầu tư ví dụ như:

– Đề nghị Sở giao dịch hàng hóa đình chỉ hoạt động của các tài khoản giao dịch liên quan, trừ các giao dịch đối ứng.

– Yêu cầu thành viên bù trừ hoặc thông qua thành viên bù trừ để yêu cầu nhà đầu tư thực hiện giao dịch đối ứng.

=> Như vậy có thể giảm vị thế và bổ sung tài sản ký quỹ

IV. Nhà đầu tư cần làm gì khi vi phạm tỷ lệ ký quỹ phái sinh?

Khi tài khoản đầu tư đã vi phạm tỷ lệ ký quỹ phái sinh, nhà đầu tư cần làm gì? Trong trường hợp này, nhà đầu tư nên đảm bảo trạng thái an toàn của tài khoản bằng các bước sau:

Bước 1: Tiến hành đóng bớt vị thế mở nhờ đó giảm yêu cầu ký quỹ.

Bước 2: Gia tăng tài sản ký quỹ bằng bổ sung tài sản sao cho mức tỷ lệ ký quỹ duy trì ở mức phù hợp. Muốn đảm bảo an toàn cho tài khoản, nhà đầu tư phải tiến hành nộp thêm tiền trước 8h ngày giao dịch.

Bước 3: Kiểm tra lại tài khoản giao dịch xem AR đã trở lại mức an toàn hay chưa.

Lưu ý: Nếu AR đã vượt quá 100%, nhà đầu tư bắt buộc phải bổ sung tiền trước 15h30 ngay trong ngày. Trong trường hợp nhà đầu tư không nộp đủ đúng thời gian quy định, các đơn vị đăng ký đầu tư có thể hỗ trợ. Cụ thể tiền mặt sẽ được nộp để đưa tài khoản về mức AR nhỏ hơn 90%.

Quay lại

Bài viết liên quan

Sàn giao dịch hàng hóa Chicago – CME
05/07/2024
Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CME) là một trong những sàn giao dịch hàng hóa và...
CME Group – Tập đoàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới
03/06/2024
CME Group là một công ty tài chính toàn cầu chuyên về các sản phẩm phái sinh,...
Tầm quan trọng của quản lí vốn trong đầu tư
24/05/2024
Trong thế giới đầu tư đầy rẫy biến động và rủi ro, việc quản lý vốn...