Có tới hơn 40 mặt hàng được giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam. Các mặt hàng chia làm 4 nhóm chính: Nông Sản, Nguyên Liệu Công Nghiệp, Kim Loại và Năng Lượng. Bạn đã từng băn khoăn về việc nên giao dịch với sản phẩm nào, và những tiêu chí nào để đánh giá sản phẩm tiềm năng?
Câu trả lời là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ví dụ như số vốn của bạn lớn hay nhỏ, bạn chọn chiến lược giao dịch dài hạn hay ngắn hạn, tính cách và tâm lý khi giao dịch của bạn như thế nào (có thể bạn sẽ thích biến động mạnh hoặc thích ổn định trong một vùng giá). Ngoài ra dù bạn giao dịch ở bất cứ thị trường nào, khối lượng giao dịch lớn hay còn gọi là tính thanh khoản cao luôn là một tiêu chí quan trọng, càng nhiều người tham gia giao dịch thì việc mua, bán của bạn càng trở nên dễ dàng hơn.
Khi giao dịch hàng hóa, tính thanh khoản nên là yếu tố cần xem xét ưu tiên, thanh khoản cao cho thấy sự dễ dàng Mua và Bán hàng hóa. Nói khác, tính thanh khoản là thước đo xem có bao nhiêu người mua và người bán trên thị trường và liệu các giao dịch có diễn ra dễ dàng hay không.
Khi có một mức độ đáng kể của giao dịch, có cả cung và cầu cao, thị trường liên quan sẽ rất thanh khoản. Một thị trường thanh khoản thường ít rủi ro hơn, vì thường sẽ có người khác sẵn sàng mua bán ở nhiều mức giá khác nhau. Thanh khoản cao cũng có nghĩa là khả năng trượt giá ít.
Trượt giá được định nghĩa là sự chênh lệch giữa giá được giao cho người giao dịch và giá thực tế mà giao dịch được thực hiện. Trượt giá có thể hoạt động cả có lợi cho bạn và chống lại bạn – ví dụ: nếu bạn giao dịch hàng hóa có thanh khoản thấp có khả năng dẫn đến thua lỗ cao hơn.
Ngoài ra, hàng hóa có thanh khoản thấp thường phải đối mặt với sự biến động giá mạnh. Như vậy, nếu bạn đang muốn giao dịch thị trường hàng hóa, bạn nên cố gắng tập trung vào các mặt hàng mang tính thanh khoản cao. Một số mặt hàng có tính thanh khoản cao này là các nhóm hàng hóa như các năng lượng: Dầu, Khí đốt tự nhiên, các kim loại quý như Vàng và Bạc và các sản phẩm nông nghiệp như Bông, Đậu nành và Lúa mì (nghĩa là các mặt hàng có khối lượng giao dịch lớn).
Một cách để quản lý rủi ro thanh khoản là sử dụng các điểm dừng lỗ để bảo đảm vị thế của bạn đã đóng ở mức giá đã chọn trước.
Cần lưu ý rằng mỗi hàng hóa mang những đặc tính khác nhau, do đó giá của chúng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau.