Nguồn gốc nến Nhật
Như cái tên của nó thì biểu đồ nến có nguồn gốc từ Nhật Bản, nó đã xuất hiện hơn 100 năm trước khi các nước phương Tây phát triển biểu đồ thanh và đường.
Vào những năm 1700, một thương nhân gạo tên Homma, đã phát hiện ra rằng, mặc dù có mối liên hệ giữa cung và cầu của gạo trên thị trường nhưng thị trường lại bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc của các thương nhân. Ông cho rằng việc nghiên cứu tâm lý thị trường có thể dự đoán trước diễn biến của giá gạo
Homma đã tỉ mỉ ghi chép lại sự biến động của giá gạo mỗi ngày bằng nến, và ông nhận thấy rằng có một sự lặp lại thường xuyên đáng kinh ngạc khi nhìn lại ghi chép của mình. Từ sự phát hiện đó Homma đã dự đoán được giá gạo một cách chính xác hơn khi nhìn vào ghi chép của mình và đó là một lợi thế rất lớn của ông so với các thương nhân gạo thời đó.
Mô hình nến Nhật hay còn gọi là biểu đồ nến Nhật là một trong những công cụ được người Nhật sử dụng từ thời xa xưa để giao dịch lúa gạo. Mãi đến sau này, Steve Nison đã phát hiện ra bí quyết này khi làm việc chung với những công ty môi giới ở Nhật và giới thiệu mô hình này tới phương Tây thông qua cuốn sách Japanese Candlestick Charting Techniques của mình.
Biểu đồ nến Nhật sau này được các nhà giao dịch sử dụng để xác định sự chuyển động về giá dựa trên các mẫu hình trong quá khứ.
Nến Nhật là gì?
Biến động giá ở một khung thời gian nhất định sẽ được biểu thị bằng 1 cây nến với 2 thành phần chính là thân nến và bóng nến.
Phần thân nến thường có màu đen hoặc trắng (hoặc xanh/đỏ), phần bóng nến sẽ ở trên và cả dưới thân nến. Phần thân là phần nằm giữa giá đóng cửa và mở cửa, phần bóng nến là phần nằm giữa mức giá cao nhất hoặc thấp nhất trong phiên giao dịch so với giá mở/đóng cửa.
Nến xanh (trắng) là biệu thị của nến tăng, nến đỏ (đen) là biểu thị của nến giảm
Để dễ hiểu hơn, hay nhìn vào hình giải thích dưới đây:
Biểu đồ nến Nhật mang tính hữu ích cao và được sử dụng nhiều hơn so với các các dạng biểu đồ khác vì nó thể hiện đượ thông tin giá mở cửa, giá đóng cửa, giá thấp nhất, giá cao nhất ở khung thời gian mà các nhà giao dịch lựa chọn.
Các mô hình nến Nhật cơ bản
a) Mô hình nến Spinning Tops – Con xoay
Là mô hình nến Nhật có phần bóng nến trên và dưới dài, thân nến nhỏ được gọi là Spinning Tops (Con xoay)
Ý nghĩa của mô hình nến Spinning Tops (Con xoay)
b) Mô hình nến Marubozu
Nến Nhật có phầnthân nến dài và không có bóng nến được gọi là nến Marubozu
Ý nghĩa của mô hình nến Marubozu
c) Mô hình nến Doji
Nến Doji là nến có giá mở cửa rất gần hoặc trùng với giá đóng cửa.
Ý nghĩa của nến Doji
d) Dragonfly Doji (Chuồn chuồn)
Đặc điểm nhận dạng nến Dragonfly Doji
Ý nghĩa của Dragonfly Doji
Dragonfly Doji cho thấy phe mua đã tăng áp lực mua vào cho đến cuối thời điểm của phiên giao dịch và có được lợi thế lớn hơn khi bước vào phiên giao dịch tiếp theo.
e) Gravestone Doji (Bia mộ)
Nến Gravestone Doji là mô hình nến đảo ngược của nến Dragonfly Doji.
Ý nghĩa của Gravestone Doji:
Ngược lại với nến Dragonfly Doji, Nến Gravestone Doji cho thấy phe bán gia tăng áp lực bán ra cho đến thời điểm cuối cùng của phiên giao dịch và có lợi thế lớn khi bước qua phiên giao dịch tiếp theo.
f) Mô hình nến Hammer (nến búa)
Đặc điểm nhận dạng nến Hammer:
Ý nghĩa của nến Hammer (nến búa)
g) Mô hình nến Inverted Hammer (nến Búa ngược)
Đặc điểm nhận dạng nến Inverted Hammer
Ý nghĩa của mô hình nến Inverted Hammer (nến Búa ngược)