Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa và chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Hành vi của thị trường là vô cùng phức tạp. Các nhà đầu tư phải tập trung vào các dữ liệu quan của mỗi loại hàng hóa mà họ cảm thấy là chúng sẽ ảnh hưởng đến giá cả nhất.
Yếu tố đặc trưng cho một thị trường cụ thể
Trong một thị trường hàng hóa nhất định sẽ có các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu cho mỗi thị trường đó, và hầu như không hề ảnh hưởng đến thị trường khác.
Ví dụ, thời tiết đóng vai trò rất quan trọng đối với nguồn cung cho các mặt hàng nông sản: Ngô, lúa mì, nhưng có thể không ảnh hưởng gì với các thị trường như Vàng hoặc Bạc, các nhà giao dịch sẽ quen thuộc hơn với các yếu tố cụ thể tác động đến nhóm sản phẩm này và họ sẽ đầu tư, theo dõi chi tiết các yếu tố này.
Tác động từ các thị trường khác
Đôi khi một hợp đồng tương lai nào đó có thể đại diện cho đầu vào của một hợp đồng tương lai khác. Các thị trường tương lại có thể liên quan đến nhau và các mối liên hệ này có thể được tính toán và phân tích bởi các nhà phân tích cơ bản.
Ví dụ, Ngô có thể dùng để chế biến thức ăn cho gia súc và sản xuất ethanol. Một nhà giao dịch Ngô sẽ nhìn vào thị trường của Ngô và mối liên hệ của chúng với gia súc cũng như với mối quan hệ của ethanol để phân tích các tác động của yếu tố.
Một ví dụ khác là xăng và dầu. Trường hợp giá xăng dầu kì hạn có thể bị ảnh hưởng bởi cung và cầu, giá của hàng hóa đầu vào.
Tác động bởi các dữ liệu nền kinh tế
Các dữ liệu về kinh tế cũng rất quan trọng đối với việc định giá các hợp đồng tương lai.
Các dữ liệu kinh tế phát hành theo định kỳ có thể tác động lớn đến giá cả trong một lĩnh vực. Có đến hàng tá các báo cáo dữ liệu kinh tế được phát hành mỗi ngày với lịch trực tuyến cài sẵn. hầu hết các dữ liệu này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường khi được phát hành nhưng một só báo cáo lại có khả năng làm biến động thị trường. Các thông báo của USDA về tình hình giao hàng, mùa vụ là những báo cáo dữ liệu làm biến động thị trường nông sản rất mạnh mẽ và các nhà giao dịch sẽ theo giõi chặt chẽ các dữ liệu này.
Các nhà giao dịch cần biết ngày mà các lịch kinh tế sẽ phát hành, các tác động của nó liên quan đến thị trường và không phải tất cả các dữ liệu đều có tác động tương tự. Quan trọng hơn là làm thế nào dữ liệu phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện tại và liệu thị trường có xác định rằng nó quan trọng hay không.
Tất cả các hợp đồng tương lai sẽ có một bản báo cáo riêng cho từng lĩnh vực
Ví dụ, báo cáo cây trồng USDA là một báo cáo cụ thể cho hợp đồng tương lai trong lĩnh vực công nghiệp. Quá trình trồng, tăng trưởng và kết quả thu hoạch. Chúng được cập nhật qua các mùa nông nghiệp và giá hàng hóa tương lai phản ứng với dữ liệu.
Vòng đời tự nhiên
Vì nhiều hợp đồng tương lai đại diện cho các hàng hóa không có nguồn cung liên tục như ngô hoặc nhu cầu của hàng hóa cao hơn ở thời điểm nhất định của năm như dầu đốt. Các mô hình cung cầu theo mùa này tạo ra các chu kỳ tự nhiên và ảnh hưởng đến giá của các hợp đồng tương lai.
Ví dụ khi thu hoạch Ngô tại một thời điểm cụ thể trong năm thì nguồn cung sẽ không tăng cho đến vụ thu hoạch tiếp theo.
Các mặt hàng liên quan đến nguồn nhiên liệu như dầu nóng lại có nhu cầu tự nhiên cao hơn trong những thời điểm nhất định trong năm. Vào những ngày mùa đông, dầu đốt có nhiều nhu cầu hơn sử dụng hơn.
Giá hàng hóa giao ngay và giá hàng hóa tương lai
Hợp đồng tương lai là hợp đồng định giá một thời điểm nhất định trong tương lai. Trong khi giá giao ngay lại đề cập đến giá phải trả ngay hôm nay nếu mua hàng hóa.
Thị trường tương lai được định giá dựa trên giá trị của hàng hóa giao tại một thời điểm nhất định. Điều này nghĩa là giá tương lai và giá giao ngay sẽ khác nhau trong suốt kỳ hạn của hợp đồng tương lai. Giá hàng hóa tương lai và giao ngay sẽ hợp nhất và phân kỳ theo thời gian.