OPEC+ là gì? đang là câu hỏi được các nhà đầu tư hàng hóa trên thế giới gian tâm. Chắc hẳn khi xem bản tin thời sự về kinh tế hay đọc các bài báo về thị trường năng lượng, các nhà đầu tư có lẽ đã nghe đến Tổ chức các nước Xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh OPEC+. Tuy nhiên, mọi người có thể sẽ chưa hiểu rõ được tổ chức OPEC+ là gì và cách mà tổ chức này hoạt động và tác động lên thị trường năng lượng toàn cầu. Trong bài viết này, Amber Commodities sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về Tổ chức năng lượng lớn nhất thế giới này!
OPEC+ là một tổ chức gồm Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số quốc gia đồng minh khác, được thành lập để quản lý sản lượng và giá cả dầu. Cụ thể hơn, OPEC+ hoạt động như sau:
1. Quyết định sản lượng: OPEC+ họp định kỳ để quyết định sản lượng dầu khai thác của các thành viên. Mục tiêu của tổ chức là duy trì giá cả ổn định và ổn định thị trường dầu.
2. Sản lượng gián đoạn: Các quốc gia thành viên và đồng minh sẽ giảm sản lượng dầu khai thác nếu giá dầu giảm quá nhiều và tăng sản lượng nếu giá dầu quá cao.
3. Phân bổ sản lượng: Sản lượng dầu được phân bổ cho các quốc gia thành viên và đồng minh dựa trên sản lượng khai thác của họ.
4. Quản lý giá cả: OPEC+ cố gắng duy trì giá cả của dầu ở một mức ổn định bằng cách quản lý sản lượng và điều chỉnh các chính sách giá cả.
Tóm lại, OPEC+ là một tổ chức hoạt động quản lý và kiểm soát giá cả và sản lượng của ngành công nghiệp dầu khí. Qua đó, tổ chức này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định thị trường và giá cả dầu trên toàn cầu.
OPEC+ bao gồm các nước thành viên của OPEC và một số nước đồng minh. Hiện nay, OPEC+ có 23 thành viên, bao gồm 10 quốc gia sản xuất dầu lớn (Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Brunei, Bahrain, Mexico, Oman, Nam Sudan, Sudan và Malaysia) và 13 thành viên OPEC.
Các quốc gia này hợp tác với nhau để thực hiện các đối tác sản xuất dầu và ổn định giá cả trên thị trường dầu thế giới.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) được thành lập vào ngày 14/9/1960 tại Baghdad, Iraq bởi 5 quốc gia gồm Iran, Iraq, Kuwait, Saudi Arabia và Venezuela. Mục tiêu ban đầu của OPEC là đối trọng với sức mạnh từ 7 công ty dầu mỏ Anh và Mỹ.
Sau khi thành lập, OPEC đã trải qua nhiều biến động lớn. Trong những biến động đáng chú ý, có thể kể đến việc Saudi Arabia và một số thành viên OPEC khác áp đặt lệnh trừng phạt dầu mỏ lên Mỹ do nước này ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur (1973). OPEC cũng đã trải qua chiến tranh Iran-Iraq (1980-1988) khi hai thành viên thành lập tổ chức này rơi vào xung đột.
Năm 2011, khi biến động xảy ra ở Libya với việc lật đổ nhà lãnh đạo Muammar al-Gaddafi, Saudi Arabia đã cố thuyết phục OPEC tăng sản lượng để giảm giá dầu nhưng Algeria, Angola, Ecuador, Iran, Iraq, Libya và Venezuela đều chối từ.
Trước tình hình sản lượng dầu mỏ của Mỹ tăng gấp đôi nhờ công nghệ khai thác dầu đá phiến mới, năm 2016, OPEC đã bắt tay cùng Nga và 9 nhà sản xuất dầu mỏ khác để hình thành nhóm OPEC+. Khi dịch COVID-19 khiến nhu cầu về dầu giảm, OPEC đã cùng Nga và một số đồng minh khác trong tháng 4 vừa qua thống nhất cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày.
Hiện nay, OPEC+ đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh thị trường dầu mỏ và ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh được thành lập với mục tiêu chính là điều phối, thống nhất và cân bằng mọi vấn đề liên quan đến dầu mỏ khắp thế giới. Theo đó, các vai trò chính của OPEC+ sẽ là:
Ví dụ: Những thời điểm OPEC+ cắt giảm sản lượng dầu sản xuất, tức sản lượng dầu thế giới bắt đầu giảm. Qua đó, OPEC+ thúc đẩy sự tăng giá dầu trên thị trường, nhìn chung điều này ảnh hưởng trực tiếp lên nền kinh tế tất cả các nước liên quan. Từ vị trí đó, nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ. Điều này là tương tự nếu các nước OPEC+ tăng sản lượng thay vì đặt mục tiêu là sự ổn định lâu dài.
OPEC+ là tổ chức quyền lực sở hữu hơn 1 phần ba nguồn cung dầu mỏ toàn cầu. Tổng số thùng dầu OPEC+ sản xuất có thể lên đến 32 triệu thùng mỗi ngày. Tức khoảng 40% sản lượng sản xuất dầu toàn cầu.
Xét trên thị trường toàn cầu, giá dầu chịu sự ảnh hưởng lớn từ OPEC+ thông qua 3 yếu tố chính như sau:
Với Hoa Kỳ, OPEC+ là một vấn đề gây nhiều khó khăn cho công việc của FED. Song suốt những năm thành lập, OPEC+ luôn giữ tâm thế ổn định và vượt qua nhiều khó khăn bao gồm cả 2 cuộc khủng hoảng về dầu mỏ. Điều này khiến tổ chức trở thành chỗ dựa vững chắc cho nhiều quốc gia thân cận.
Hạn ngạch sản xuất là công cụ điều chỉnh chính mà OPEC+ sử dụng để điều chỉnh giá dầu. Theo đó, mỗi năm, tổ chức các nước dầu mỏ thế giới sẽ họp 2 lần để báo cáo về mức cung cầu của dầu thô. Từ các thông tin này, OPEC+ có thể hạn ngạch sản xuất mới và chia theo tỷ lệ tương ứng với mỗi thành viên. Điều này tạo sự ổn định và tính công bằng lâu dài của tổ chức.
Công cụ điều chỉnh sản lượng dầu OPEC+ có thể không đặt những cam kết nhất quán với các thành viên, đặc biệt là với các nước nhỏ. Tuy được coi là mất cân bằng, nhưng khi nhìn vào sự tổng thể và thị trường tương lai. Các cam kết không nhất quán là phương án tối ưu để tổ chức phát triển, ổn định lâu dài.
Là tổ chức dầu lớn mạnh và có tầm ảnh hưởng nhất hiện nay, OPEC+ luôn giữ một vai trò rất lớn trong việc đảm bảo thị trường dầu tăng trưởng ổn định. Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về tổ chức các nước dầu mỏ toàn cầu. Nếu thấy hữu ích, hãy theo dõi ngay Fanpage của AXC để cập nhật những thông tin hữu ích về thị trường nhé!