I. Phái sinh hàng hóa
Phái sinh hàng hóa là những hợp đồng tài chính, hay công cụ tài chính mà giá trị của nó dựa vào giá của các tài sản cơ bản là hàng hóa (Underlying asset).
SO SÁNH HỢP ĐỒNG KỲ HẠN VÀ HỢP ĐỒNG KỲ HẠN TIÊU CHUẨNTRONG GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA
Những ưu điểm khi đầu tư phái sinh hàng hóa
Trong những năm gần đây, đầu tư phái sinh hàng hóa đã trở nên phổ biến hơn trên thế giới. Lý do chính cần kể tới là thị trường này đang ngày càng đa dạng hơn về các danh mục đầu tư. Khi thị trường chứng khoán và bất động sản đang có dấu hiệu giảm sút. Các nhà đầu tư đã bắt đầu dần chuyển sang kênh đầu tư hàng hóa.
Về tính pháp lý: Đây là hoạt động đầu tư được Bộ Công Thương cấp phép theo Thông tư số 51. Trong thị trường phái sinh hàng hóa, tất cả các sàn giao dịch đều cần phải đăng ký thành viên tại Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam và được niêm yết tại Danh sách thành viên.
Về bản chất: Sản phẩm phái sinh là công cụ được sinh ra với mục đích phòng ngừa rủi ro cho những sự biến động giá trên thị trường của sản phẩm. Do đó, khi nhà đầu tư tham gia vào thị trường sẽ dễ dàng thu được lợi nhuận.
Về mức độ rủi ro: Giao dịch hàng hóa có mức giá thành sản xuất nên sự biến động về giá sẽ không quá thấp so với thời điểm mua vào và sẽ tăng không quá cao dựa theo quy luật cung cầu. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm hơn. Ngoài ra, thị trường phái sinh hàng hóa được kết nối liên thông với Sở giao dịch hàng hóa trên thế giới, nên việc một cá nhân hay tổ chức nào thao túng giá là điều gần như không thể.
Rủi ro trong giao dịch phái sinh hàng hóa
II. Thị trường giao dịch phái sinh hàng hóa
Là thị trường phát hành và giao dịch các sản phẩm phái sinh hàng hóa. Mục đích ra đời thị trường phái sinh hàng hoá:
• Đem lại một cơ hội đầu tư minh bạch, toàn cầu và tiềm năng lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư cá
nhân từ sự chênh lệch giá hàng hóa;
• Giúp người nông dân chủ động được giá bán sản phẩm với giá cao và định được mức lợi nhuận sẽ có được trong tương lai;
• Là công cụ giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm giá và tránh rủi ro trong quá trình kinh doanh, sản xuất.
Trên thế giới hiện nay có 2 loại thị trường giao dịch phái sinh hàng hóa như sau:
Sàn giao dịch hàng hóa (Commodity Exchange) là tổ chức có tư cách pháp nhân, nơi diễn ra các hợp đồng giao dịch niêm yết. Sàn giao dịch hàng hoá sử dụng hệ thống đặt khớp lệnh giao dịch tự động, thường xuyên báo tình trạng lệnh suốt phiên giao dịch. Giao dịch mua bán sản phẩm trên sàn là giao dịch tập trung được bảo vệ và quản lý bởi pháp luật. Các sàn hàng hóa hiếm khi cung cấp bất kỳ hàng hóa vật chất nào mà chủ yếu niêm yết các hợp đồng tương lai, cho phép mua bán hàng hóa tại một thời điểm trong tương lai với mức giá đã xác định trước.
Thị trường hàng hóa là vô cùng lớn, giá trị giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đô la mỗi ngày. Các loại hàng hóa được giao dịch trên thị trường cũng rất đa dạng, phong phú. Mỗi sàn có thể niêm yết nhiều loại hàng hóa, tương tự mỗi loại hàng hóa có thể niêm yết trên nhiều sàn với những tiêu chuẩn, quy cách khác nhau. Vì vậy cần đảm bảo trong việc lựa chọn những sàn giao dịch uy tín, có sản phẩm đa dạng, có thanh khoản cao hay nói đơn giản là có nhiều người tham gia giao dịch tại sàn.
Sở Giao dịch Hàng Hóa (Mercantile exchange) là tổ chức có tư cách pháp nhân cung cấp, tổ chức và duy trì hoạt động Giao dịch Hàng hóa tập trung đại diện cho một quốc gia. Là nơi ký kết những hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa, thực hiện việc mua bán hàng hóa giao ngay (Spot Contract) và mua bán dưới dạng Hợp Đồng Tương Lai (Future Contract). Sở Giao dịch hàng hoá có vai trò quan trong trong việc kiểm soát chặt chẽ tất cả những quy định, quy tắc trong giao dịch, những tiêu chuẩn đạo đức và tài chính đối nhà đầu tư và các thành viên của Sở. Đây chính là ưu điểm của việc giao dịch thông qua Sở so với giao dịch trên thị trường tự do (OTC hoặc peer-to-peer). Nhà đầu tư và các bên tham gia giao dịch phải đảm bảo một khoản ký quỹ nhất định và khoản thanh toán Bù trừ, Bộ phận giao nhận của Sở giao dịch hàng hóa sẽ thực hiện kiểm tra thanh toán hàng ngày, đảm bảo giữ đúng cam kết, thực hiện hợp đồng theo tiêu chuẩn của các bên mua và bán.
III. Thị trường phái sinh hàng hóa Việt Nam
Tại Việt Nam, các hình thức của giao dịch phái sinh hàng hóa như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai… đã xuất hiện dưới nhiều hình thức đối với các mặt hàng nông nghiệp như thủy, hải sản, cà phê…
Cụ thể:
– Sàn giao dịch hạt điều có kỳ hạn thông qua Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (2002).
– Sàn giao dịch Thủy sản Cần Giờ (2002).
– Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (2006).
– Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn thương tín (2010).
Tuy nhiên, số lượng giao dịch trên các sàn/trung tâm/sở giao dịch trên chưa nhiều, tính pháp lý đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia chưa đủ ràng buộc, chưa đem lại quyền lợi phù hợp. Bởi vậy, hầu hết các đơn vị này chỉ hoạt động thời gian ngắn.
Tháng 4/2018, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) được bộ Công Thương cấp phép chính thức đi vào hoạt động, tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh của thị trường phái sinh hàng hóa Việt Nam. Với nhiều ưu thế vượt trội về công nghệ thông tin, các quy định rõ ràng hơn về tính pháp lý, quy định giao dịch cùng việc liên thông trực tiếp với các sở giao dịch hàng hóa toàn cầu. Sự ra đời này của MXV đã mở cánh cửa cho sự phát triển mạnh mẽ và liên tục của thị trường phái sinh hàng hóa hiện nay.
Pháp luật quy định về tính hợp pháp của phái sinh hàng hóa
Tại Việt Nam, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) là đơn vị duy nhất được phép tổ chức Thị trường Giao dịch Hàng hóa tập trung cấp quốc gia, được cấp phép hoạt động vô thời hạn bởi bộ Công Thương. Nhà đầu tư khi muốn tham gia thị trường cần đăng ký và mở tài khoản giao dịch ký quỹ tại các Thành viên Kinh doanh của Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Lịch sử thành lập Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam
– Ngày 28/12/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết về việc thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa.
– Ngày 01/09/2010, Bộ Công Thương cấp giấy phép số 4596/GP-BCT thành lập Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam – Vietnam Commodity Exchange (MXV) (DBA: VNX). Theo giấy phép này, Bộ Công Thương cho phép MXV thực hiện giao dịch thép, cà phê và cao su.
– Ngày 09/04/2018, Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định số 51/2018/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung NĐ 158/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua/bán hàng hóa qua Sở Giao dịch Hàng hóa.
– Ngày 08/06/2018, Bộ Công Thương ký giấy phép số 486/GP-BCT Thành lập Sở Giao dịch Hàng hóa, cho phép dùng tên chính thức giao dịch trong nước: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, tên giao dịch quốc tế: Mercantile Exchange of Vietnam (MXV).
– Ngày 18/06/2018, MXV nộp hồ sơ giao dịch các hàng hóa giao dịch liên thông, Bộ Công Thương đã chấp thuận theo các nguyên tắc của NĐ 51/2018/NĐ-CP.
– Ngày 20/06/2018, MXV đăng ký danh sách Legal Entity Identifier (LEI) – mã định danh pháp nhân gồm 20 ký tự chữ & số sử dụng trên toàn thế giới, nhằm định danh riêng biệt các pháp nhân tham gia giao dịch tài chính.
– Ngày 22/05/2020, Bộ Công Thương ký QĐ 1369/QĐ-BCT cho phép MXV niêm yết giao dịch các mặt hàng trong nhóm kinh doanh có điều kiện (nhóm năng lượng và gạo). Sau khi được Bộ Công Thương cho phép, MXV đã niêm yết giao dịch Xăng pha chế RBOB, Dầu WTI, Dầu WTI mini, Khí tự nhiên, Dầu ít lưu huỳnh, Dầu thô Brent và Gạo thô.
– Tháng 6/2020, MXV tăng vốn điều lệ 500 tỷ VNĐ, khẳng định vị thế để vươn lên trở thành Sở Giao dịch hàng hóa tầm cỡ.
– Tháng 7/2020, MXV đã đưa hệ thống phần mềm giao dịch CQG vào hoạt động thay thế hệ thống phần mềm Vision Commodity. Đây là hệ thống phần mềm giao dịch uy tín nhất thế giới kết nối trên 40 Sở Giao dịch Hàng hóa toàn cầu, đảm bảo đường truyền dữ liệu và có khả năng lưu trữ dữ liệu giao dịch lớn nhất. Đến nay Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam đã có thể cung cấp cho nhiều nhà đầu tư cơ hội để giao dịch các mặt hàng nông sản, nguyên liệu công nghiệp, năng lượng, kim loại thông qua các thành viên kinh doanh. Việc giao dịch được thực hiện thông qua phần mềm CQG là phần mềm cung cấp cho khả năng giao dịch hàng hóa với dữ liệu thị trường chuẩn xác cùng với nhiều công cụ phân tích kỹ thuật.
Các mặt hàng được giao dịch trên thị trường Việt Nam được chia thành 04 nhóm, mỗi nhóm lại có các mã hàng hóa được liệt kê như sau: