Để có thể giao dịch trong thị trường phái sinh hàng hóa, các nhà đầu tư thường sử dụng các công cụ để phân tích biến động của một loại hàng hóa cụ thể nào đó. Trong thị trường đầu tư luôn có 2 loại phân tích đó là phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản, và giao dịch phái sinh hàng hóa cũng không phải là ngoại lệ.
Phân tích cơ bản trong giao dịch phái sinh hàng hóa là các phân tích dự đoán giá cả dựa trên cơ sở phân tích cơ bản là Cung và Cầu.
Khi nhìn vào giá của một loại hàng hóa, khái niệm Cung – Cầu là một phương trình đơn giản. Nhưng mọi thứ sẽ trở nên phức tạp khi bạn cố gắng dự báo giá hướng đi của giá trong tương lai.
Hàng hóa được giao dịch theo chu kỳ, và đôi khi nguồn cung của một mặt hàng nhất định như ngô hay lúa mì sẽ bị thắt chặt và điều này khiến cho nguồn Cung khan hiếm đẩy giá tăng cao. Ngược lại, khi có quá nhiều hàng hóa nguồn Cung lớn hơn so với Nhu Cầu giá sẽ giảm. Các nhà giao dịch muốn xem xét các mặt hàng đang giao dịch ở mức cao hoặc thấp trong nhiều năm. Cuối cùng bức tranh có xu hướng thay đổi dẫn đến cơ hội giao dịch có lợi nhuận.
Quy luật cung cầu. Ảnh: Internet
Biến động giá trong giao dịch hàng hóa được sử dụng phân tích cơ bản có thể được chia thành các công thức đơn giản:
Cầu > Cung = Giá tăng cao
Cung > Cầu = Giá giảm
NHU CẦU VỀ HÀNG HÓA
Nhu cầu về hàng hóa là số lượng được tiêu thụ ở mức giá nhất định. Nguyên tắc chung là nhu cầu sẽ tăng khi giá của hàng hóa giảm và nhu cầu sẽ giảm khi giá hàng hóa tăng cao.
NGUỒN CUNG VỀ HÀNG HÓA
Nguồn cung của một số hàng hóa là số tiền được chuyển từ các năm trước của sản xuất – kho dự trữ, và số lượng đang được sản xuất trong năm nay. Ví dụ: Nguồn cung đậu tương hiện tại bao gồm các loại cây trồng trong lòng đất và số lượng còn lại từ các vụ mùa trước. Thông thường, càng được dự trữ nhiều giá biến động càng mạnh.
Và còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp hàng hóa như các cuộc đình công, thời tiết, số lượng đất trồng, các bệnh cây trồng và công nghệ. Điều quan trọng cần lưu ý khi sử dụng phân tích cơ bản là giá hàng hóa càng cao sẽ dẫn đến sự gia tăng trong sản xuất. Mọi người điều muốn tạo ra lợi nhuận, vì vậy sẽ có lợi hơn khi sản xuất một mặt hàng nhất định khi giá tăng cao. Và nhu cầu sẽ thường giảm khi giá cả tăng cao. Và nếu khu cầu giảm đủ sẽ gây áp lực làm giảm giá.