Phân tích kỹ thuật (technical analysis) là một phương pháp phân tích dựa trên những hành vi thị trường trong quá khứ như khối lượng giao dịch, giá cả từ đó dự đoán xu hướng của các mặt hàng trong tương lai.
Phân tích kỹ thuật được mô phỏng bằng biểu đồ, đồ thị để các nhà đầu tư nắm bắt được diễn biến thị trường, phân tích các biến động cung – cầu đối với cổ phiếu nhằm giúp các nhà đầu tư quyết định thời điểm mua và bán thu lại lợi nhuận. Phân tích kỹ thuật là một trong những kiến thức quan trọng cần có khi tham gia vào đầu tư tài chính.
Hoạt động của phân tích kỹ thuật?
Về cơ bản có thể hiểu phân tích kỹ thuật là sự phân tích các tác động Cung – Cầu của thị trường, đây được cho là yếu tố quyết định tâm lý chung của thị trường. Hay có thể hiểu giá trị của một tài sản sẽ phản ánh các lực mua bán đối nghịch nhau. Các lực lượng này chi phối cảm xúc rất rất lớn đến các nhà đầu tư và giao dịch (chủ yếu là cảm xúc sợ hãi và tham lam)
Đáng chú ý hơn là phân tích kỹ thuật được cho là rất đáng tin cậy, hiệu quả hơn hẳn khi hoạt động trong thị trường ở mức bình thường, với độ thanh khoản cao và khối lượng giao dịch lớn. Đối với thị trường khối lượng cao thì ít bị ảnh hưởng hơn bởi sự thao túng giá, ngoài ra các ảnh hưởng bên ngoài bất thường cũng tạo ra các tín hiệu sai khiến cho TA trở nên vô dụng.
Để có thể tìm ra cơ hội thuận lợi và kiểm tra được các mức giá, các nhà đầu tư đã không ngừng dùng các công cụ nghiên cứu biểu đồ mà người ta thường gọi là các chỉ số TA. Các chỉ số này giúp các nhà giao dịch xác định các xu hướng hiện có cũng như các thông tin sâu sắc về các xu hướng đó trong tương lai. Vì các chỉ số TA dễ bị sai lệch nên các nhà đầu tư luôn sử kết hợp nhiều chỉ số khác nhau như một cách để giảm thiểu rủi ro.