Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai – cái nào ưu thế hơn?

Phái sinh hàng hóa
04/01/2024

Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai (hay hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn) đều là những công cụ phái sinh phổ biến được sử dụng trong đầu tư tài chính. Cả hai đều cho phép các nhà đầu tư mua hoặc bán một tài sản cụ thể tại một thời điểm xác định trong tương lai. Tuy nhiên, chúng có những khác biệt quan trọng mà mọi nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp cần biết.

Điểm giống nhau của hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Điểm giống nhau của hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai là cả 2 loại hợp đồng này đều là sản phẩm của thị trường phái sinh. Chính vì vậy, chúng có các đặc điểm tương đồng như:

Tài sản cơ sở: Cả hai loại hợp đồng đều có giá trị phụ thuộc vào giá của tài sản cơ sở. Tài sản cơ sở có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại… hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất.

Thời điểm giao dịch: Cả hai loại hợp đồng đều cho phép các bên tham gia thỏa thuận về việc mua bán tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai.

Giá giao dịch: Giá của tài sản cơ sở trong cả hai loại hợp đồng đều được xác định từ trước.

Bảo vệ vị thế tài chính: Cả hai loại hợp đồng đều cho phép các bên tham gia bảo vệ vị thế tài chính và giảm thiểu rủi ro trước những biến động về giá.

Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai – cái nào ưu thế hơn?

Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai – cái nào ưu thế hơn là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi bắt đầu tham gia giao dịch. Để có thể trả lời câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng so sánh 2 loại hợp đồng này dựa trên các phương diện:  tính chất, tiêu chuẩn hóa hợp đồng, thời điểm thanh toán, thời điểm giao dịch, tính thanh khoản, rủi ro.

Phương diệnHợp đồng kỳ hạn (Forward)Hợp đồng tương lai (Futures)
Tính chấtGiao dịch trực tiếp giữa người mua và người bánGiao dịch tập trung trên Sở Giao dịch Hàng hóa
Tiêu chuẩn hóa hợp đồngKhông được chuẩn hóa, có thể điều chỉnh nội dung của hợp đồng theo nhu cầu của hai bên đối tácĐược chuẩn hóa rõ ràng, niêm yết trên Sở Giao dịch Hàng hóa, quy định với một số hàng hóa cụ thể, phải đáp ứng yêu cầu chất lượng tối thiểu tại một thời điểm giao hàng xác định
Thời điểm thanh toánĐược thanh toán vào thời điểm đáo hạn của hợp đồng, khi hai bên tham gia vào quá trình giao nhậnĐược thanh toán hàng ngày sau mỗi phiên giao dịch theo cơ chế neo giá thị trường (mark to market)
Thời điểm giao dịchChủ yếu thực hiện giao nhận hàng hóa hoặc là thanh toán tiền mặt khi đáo hạn hợp đồngChủ yếu là đóng các vị thế hợp đồng trước thời điểm đáo hạn hợp đồng
Tính thanh khoảnThanh khoản thấpThanh khoản cao
Rủi roTồn tại nhiều rủi ro như: rủi ro về đối tác, rủi ro thanh toán…Gần như không tồn tại rủi ro đối tác hay rủi ro thanh toán do được quản lý thông qua cơ chế quản lý ký quỹ và thanh toán bù trừ
So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai

Từ các so sánh trên có thể thấy hợp đồng tương lai nhờ đặc tính linh hoạt của nó, đã khắc phục được những nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn. Sở giao dịch hợp đồng tương lai cho phép các nhà giao dịch vô danh được mua bán hợp đồng giao dịch mà không phải xác định rõ đối tác cụ thể trong hợp đồng. Ngoài ra, sở giao dịch còn tạo tính thanh khoản cao cho thị trường hợp đồng tương lai, hỗ trợ đối tác tham gia hợp đồng thực hiện các nghĩa vụ có trách nhiệm, hiệu quả hơn so với hợp đồng kỳ hạn. 

Sử dụng hợp đồng tương lai giúp kiểm soát được các rủi ro thanh toán dễ dàng hơn. Trong các giao dịch, bên mua và bên bán đều không biết đối tác của mình là ai. Thay vào đó, trung tâm thanh toán sẽ thực hiện chức năng thanh toán trung gian trong toàn bộ giao dịch. Đặc biệt, hợp đồng tương lai còn có yêu cầu ký quỹ, kết hợp với việc thanh toán hàng ngày sẽ giúp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán cho nhà đầu tư. 

so sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai ưu thế hơn hợp đồng kỳ hạn

Chính vì hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao và rủi ro đầu tư thấp hơn hợp đồng kỳ hạn nên nó được xem là một phương thức tốt hơn để rào chắn rủi ro trong đầu tư. Đây cũng là lý do hợp đồng tương lai được lựa chọn là sản phẩm phái sinh đầu tiên được phát hành trên thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam.

  • Giao dịch tương lai được nhiều doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư sử dụng như một công cụ kiểm soát rủi ro, thường được dùng trong thị trường tài chính để bảo vệ nhà đầu tư khỏi những rủi ro do biến động giá của một loại tài sản thường được mua bán giao dịch hàng ngày.
  • Giao dịch tương lai cũng hay được sử dụng trong các gói danh mục đầu tư để cân đối biến động của thương vụ, nếu giá trị của loại tài sản kèm trong đó hay biến động lên xuống thất thường.
  • Ngoài tác dụng như một công cụ bảo vệ, hợp đồng tương lai cũng phát huy tác dụng trong đầu cơ. Nhà đầu tư cố tình mua nếu giá đang thấp. Sau đó, khi giá tăng dần dần, giá trị hợp đồng trở nên cao hơn, họ có thể lựa chọn trao đổi nó cho một người khác để lấy tiền trước khi hợp đồng đáo hạn.

Trên đây là những phân tích so sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai, từ đó nhận xét về ưu thế của 2 loại hợp đồng. Amber Commodities mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Nếu thấy hay, hãy follow Fanpage AXC để đón nhận những thông tin mới nhất nhé. Chúc các bạn đầu tư hiệu quả, suôn sẻ!

Quay lại

Bài viết liên quan

Sàn giao dịch hàng hóa Chicago – CME
05/07/2024
Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CME) là một trong những sàn giao dịch hàng hóa và...
CME Group – Tập đoàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới
03/06/2024
CME Group là một công ty tài chính toàn cầu chuyên về các sản phẩm phái sinh,...
Tầm quan trọng của quản lí vốn trong đầu tư
24/05/2024
Trong thế giới đầu tư đầy rẫy biến động và rủi ro, việc quản lý vốn...