Trái phiếu và hàng hóa có mối tương quan như thế nào?

Phái sinh hàng hóa
01/02/2024

Trái phiếu và hàng hóa có mối tương quan mật thiết với nhau mà các bạn cần đặc biệt lưu ý khi đầu tư tài chính. Bất cứ sự di chuyển nào của dòng vốn từ khu vực này sang khu vực khác đều bao hàm nguyên nhân và kết quả. Một ví dụ cụ thể là giá dầu và đồng đô la Mỹ, do giá dầu được tính bằng đồng đô la, nên bất kỳ biến động lớn nào của đồng đô la đều có tác động đến giá dầu, qua đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu khai thác dầu mỏ, vận chuyển dầu mỏ, lọc dầu mỏ… Trong bài viết này, Amber Commodities sẽ phân tích liên thị trường, làm rõ mối tương quan giữa trái phiếu và hàng hóa mà nhiều nhà đầu tư đang quan tâm.

Hệ số tương quan giữa các loại tài sản

Mức độ và xu hướng của mối quan hệ giữa hai loại tài sản thường được đo bằng hệ số tương quan, hệ số này phản ánh sự thay đổi đồng thời của hai chuỗi giá trị trong cùng một khoảng thời gian.

Các tài sản có hệ số tương quan dương thường sẽ di chuyển cùng chiều nhau. Ngược lại, các tài sản có tương quan âm sẽ di chuyển ngược chiều nhau. Việc nắm bắt được tài sản nào có tương quan âm hay tương quan dương với một loại tài sản nhất định là một kỹ năng quan trọng nhằm giúp nhà đầu tư hiểu được hướng chuyển động trong tương lai của tài sản mà họ muốn giao dịch.

Hệ số tương quan giữa các loại tài sản
Hệ số tương quan giữa các loại tài sản

Bằng những tiến bộ của công nghệ, các nhà giao dịch đã dễ dàng hơn với việc kết hợp phân tích liên thị trường trong các quyết định giao dịch của họ thông qua nhiều phương tiện khác nhau, từ phân tích một biểu đồ đơn giản đến phân tích các mối tương quan. Tuy nhiên, các mối quan hệ liên thị trường ẩn trong những dữ liệu này thường khá phức tạp và không rõ ràng, trong khi phạm vi phân tích hầu như không có giới hạn.

Thị trường tài chính bao gồm nhiều thứ hơn là chứng khoán, trái phiếu chính phủ, tiền tệ, hàng hóa và các công cụ tài chính khác… chúng giống như quy mô của một thành phố nhỏ. Tất cả tương tác với nhau ở một mức độ nào đó, một sự kiện tưởng chừng không quan trọng lại có thể gây ra một chuỗi phản ứng và tạo ra sự thay đổi quy mô lớn đối với thị trường tài chính.

Mối tương quan giữa trái phiếu và hàng hóa

Như các nhà đầu tư đã biết được là giá trái phiếu tỉ lệ nghịch với lợi tức của nó. Lợi tức chính là mặt trái của lạm phát, trong khi giá cả hàng hóa lại là chỉ báo sớm nhất cho biết lạm phát trong tương lai. Điều này giải thích như sau: trái phiếu tăng thì có nghĩa là lợi tức giảm, mà lợi tức giảm thì cho biết được lạm phát trong tương lai không tăng, điều này có nghĩa là giá trái phiếu và hàng hóa tỉ lệ nghịch với nhau.

Nếu như các bạn đặt lợi tức trái phiếu Mỹ lên cùng biểu đồ với chỉ số CRB index sẽ thấy rõ, thường lợi tức trái phiếu sẽ là chỉ báo sớm cho xu hướng giá cả hàng hóa. Và vì mối quan hệ nghịch đảo giữa giá trái phiếu và lợi tức của nó cho nên trong các phân tích liên thị trường người ta sẽ sử dụng lợi tức để phân tích thay thế cho giá trái phiếu. Tuy nhiên không phải trong tất cả mọi trường hợp mà lợi tức cùng chiều với giá hàng hóa.

Đặc điểm của quy tắc này là nó thường đúng với dài hạn hơn là ngắn hạn. Và thực tế là nếu chỉ nhìn cho từng ngày thì có thể nó không đúng. Tuy nhiên khi phân tích xu hướng chúng ta cũng cần phải để tâm tới mối quan hệ này, nó sẽ giúp chúng ta tự tin hơn mỗi khi phân tích xu hướng của các hàng hóa chính và từ đó tiên đoán được xu hướng của các đồng tiền hàng hóa được tốt hơn.

Dựa vào những phân tích này sẽ mang lại kết quả tốt như mong muốn, tuy nhiên khi hiểu được mối tương quan này thì nó sẽ hỗ trợ cho các bạn tương đối tốt, đặc biệt là thêm tự tin với phân tích của mình và tự tin vào lệnh hơn. Mối quan hệ này là một mối quan hệ nền tảng dùng để xác định các mối tương quan đơn lẻ khác.

Và có thể nói rằng mối quan hệ này đóng vai trò là mối quan hệ nhằm xác định xu hướng của toàn thị trường nói chung, trong ngắn hạn có thể các biến động sẽ đi ngược với quy luật này, tuy nhiên xét về dài hạn thì nó luôn có xu hướng quay lại đúng với mối quan hệ giữa hàng hóa và trái phiếu nói chung.

Mối tương quan giữa trái phiếu và hàng hóa
Mối quan hệ giữa lợi tức trái phiếu Mỹ với chỉ số hàng hóa CRB Index

Hình trên thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ và chỉ số giá hàng hóa CRB Index. Đây là một trong những mối quan hệ liên thị trường căn bản nhất, cũng chính từ sự tương quan của trái phiếu và hàng hóa mà sau đó hình thành nên những mối quan hệ khác. Điểm quan trọng trong khi phân tích mối tương quan này là các bạn theo dõi lợi tức trái phiếu Mỹ trên chart real time, với một nhà đầu cơ thì các bạn có thể mở real time ở khung H1.

Trong trường hợp giá hàng hóa đang đi xuống mà khung real time của Yield lại đang tăng, thì đó có thể là một dấu hiệu để tiên đoán hàng hóa có thể tăng trong tương lai. Hơn thế nữa nếu là một nhà giao dịch hàng hóa chuyên nghiệp họ  rất nhạy cảm khi thấy lợi tức trái phiếu biến động.

Giả sử như trường hợp đang nói khi real time lợi tức trái phiếu tăng thì có nghĩa là giá trái phiếu đang giảm, điều này sẽ tạo một tâm lý rằng thị trường đang kỳ vọng nền kinh tế phát triển, giá các mặt hàng hóa thiết yếu sẽ tăng, các mặt hàng như dầu, nông sản, kim loại xây dựng… cũng vì thế có thể tăng trong tương lai.

Vậy cho nên nhà đầu tư họ sẽ nghĩ ngay đến việc mua các thứ hàng hóa Bởi vì là tâm lý thoải tin tưởng rằng kinh tế đang phát triển, thị trường chứng khoán tăng cho nên trái phiếu mới giảm, và khi kinh tế phát triển sẽ thúc dẩy nhu cầu sử dụng hàng hóa nhiều hơn.

Hiệu ứng cảnh bướm – Lý thuyết phân tích liên thị trường

Một lý thuyết về sự hỗn loạn khá phổ biến được gọi là “hiệu ứng cánh bướm”, cho rằng một sự thay đổi nhỏ các điều kiện ban đầu của một hệ thống (sự vỗ cánh) có thể gây ra chuỗi sự kiện dẫn đến một thay đổi trên quy mô lớn. Nếu con bướm không đập cánh, quỹ đạo của hệ thống có thể đã khác rất nhiều.

Hiệu ứng cánh bướm - phân tích liên thị trường, mối tương quan giữa trái phiếu và hàng hóa
Hiệu ứng cánh bướm

Sự tiến bộ nhanh chóng của truyền thông toàn cầu đã góp phần vào sự hội nhập của tất cả các thị trường tài chính quốc tế khi thế giới ngày càng thu hẹp lại do khả năng giao tiếp gần như tức thời. Không thể bỏ qua những mối quan hệ từng bị coi là không liên quan trong quá khứ, vì quá trình toàn cầu hóa thị trường góp phần tạo nên sự hội tụ của các thị trường mà trước đây không hề liên quan tới nhau.

Phân tích liên thị trường cũng hữu ích trong việc ước tính thời gian và trạng thái của chu kỳ kinh doanh bằng cách xem mối quan hệ lịch sử giữa trái phiếu, cổ phiếu và hàng hóa, chẳng hạn sự chậm lại của nền kinh tế sẽ mang lại cơ hội cho trái phiếu nhiều hơn cổ phiếu và hàng hóa.

Gần cuối quá trình mở rộng kinh tế, trái phiếu thường giảm giá so với cổ phiếu và hàng hóa, và điều ngược lại xảy ra trong quá trình mở rộng kinh tế. Trái phiếu thường là lớp tài sản đầu tiên chạm đỉnh cũng như chạm đáy, và do đó có thể cung cấp nhiều cảnh báo về sự bắt đầu hoặc kết thúc của một cuộc suy thoái. Trái phiếu là một chỉ báo sớm cho thị trường chứng khoán và có độ chính xác đạt kỷ lục ấn tượng, mặc dù thông tin này không thể được sử dụng để xây dựng hệ thống giao dịch vì độ trễ có thể khá dài, dao động từ một đến hai năm.

Ví dụ: Biểu đồ phía dưới cho thấy trái phiếu đạt đỉnh vào tháng 10 năm 1998, 18 tháng trước khi cổ phiếu đạt đỉnh vào tháng 3 năm 2000 và 29 tháng trước khi thị trường chính thức bắt đầu suy thoái vào tháng 3 năm 2001. Chỉ số của Cục Nghiên cứu Hàng hóa (CRB) là đỉnh cuối cùng, tạo ra một triple top phức tạp với đỉnh cuối cùng trùng với thời điểm bắt đầu suy thoái.

Trái phiếu cũng chạm đáy đầu tiên và ám chỉ rằng nền kinh tế sắp phục hồi, tiếp theo là hàng hóa và sau đó là cổ phiếu. Từ đầu năm 2003 cho đến giữa năm 2005, cả ba đều hướng lên cùng nhau.

Trên đây là những phân tích liên thị trường về mối tương quan của trái phiếu và hàng hóa. AXC hy vọng rằng bài viết này sẽ có ích cho bạn trong việc tìm hiểu và nắm bắt thị trường. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, vui lòng phản hồi qua Fanpage AXC của chúng tôi để được giải đáp. Chúc anh chị luôn đầu tư thông minh, hiệu quả.

Quay lại

Bài viết liên quan

Sàn giao dịch hàng hóa Chicago – CME
05/07/2024
Sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CME) là một trong những sàn giao dịch hàng hóa và...
CME Group – Tập đoàn giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới
03/06/2024
CME Group là một công ty tài chính toàn cầu chuyên về các sản phẩm phái sinh,...
Tầm quan trọng của quản lí vốn trong đầu tư
24/05/2024
Trong thế giới đầu tư đầy rẫy biến động và rủi ro, việc quản lý vốn...