Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thường sử dụng công cụ lãi suất liên bang để điều hành chính sách tiền tệ sao cho phù hợp với từng thời kỳ của thị trường. Trong bài viết sau đây, Amber Commodities sẽ giải thích về Lãi suất Quỹ Liên bang (Federal Funds Rate) và ảnh hưởng của nó tới thị trường tài chính.
Cụm từ “lãi suất quỹ liên bang” dùng để chỉ lãi suất được đưa ra bởi Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC). Đây là mức lãi suất mà các ngân hàng thương mại vay và cho nhau vay mức dự trữ dư thừa qua đêm. FOMC – cơ quan hoạch định chính sách của Hệ thống Dự trữ Liên bang, thường họp mặt tám lần một năm để đưa ra mức lãi suất liên bang, đây cũng là một phần trong chính sách tiền tệ. Điều này cũng nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
Lãi suất quỹ liên bang nói về lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho các tổ chức khác vay khoản dự trữ dư thừa qua đêm. Theo luật, các ngân hàng phải duy trì mức dự trữ bằng với một phần nhất định của khoản tiền gửi của họ tại Cục Dự trữ Liên bang. Số tiền mà ngân hàng phải gửi tại Fed được gọi là dự trữ bắt buộc và được xác định dựa trên tổng tiền gửi của ngân hàng.
Các tổ chức tài chính được yêu cầu duy trì một tài khoản tiết kiệm tại Ngân hàng Trung ương nhằm đảm bảo rằng họ có đủ tiền để có thể chi trả tiền gửi cho người gửi và thực hiện các nghĩa vụ khác. Bất kì khoản tiền nào vượt qua mức bắt buộc đều có thể dùng để cho các ngân hàng đang thiếu hụt tiền vay.
Số dư cuối ngày trung bình hai tuần duy trì dự trữ bắt buộc được dùng để xác định xem liệu ngân hàng đó có đạt mức dự trữ bắt buộc hay không. Nếu ngân hàng đó có số dư cuối ngày nhiều hơn mức bắt buộc, nó có thể cho các ngân hàng đang thiếu hụt vay. Mức lãi suất cho khoản vay này được gọi là lãi suất quỹ liên bang.
FOMC đưa ra các quyết định điều chỉnh lãi suất dựa trên các yếu tố kinh tế quan trọng, những yếu tố có thể là dấu hiệu của lạm phát, suy thoái hay các vấn đề khác ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố có thể bao gồm các chỉ số như chỉ số lạm phát lõi hay báo cáo đơn đặt hàng lâu bền.
Mục tiêu của loại lãi suất này thường thay đổi theo tình hình kinh tế từng thời điểm. Mức lãi suất được đưa ra vào đầu những năm 1980 là 20%, do tình hình lạm phát tại thời điểm này. Với thời kì Đại suy thoái những năm 2007-2009, mức lãi suất được cắt giảm xuống mức 0% đến 0.25% nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế
Mức mục tiêu lãi suất quỹ Liên bang được FOMC đưa ra trong cuộc họp mới nhất là 5.25-5.5%. Ủy ban quyết định chưa có quyết định cắt giảm lãi suất khi tình hình lạm phát còn nhiều diễn biến khó lường.
Những lưu ý đặc biệt
FOMC không thể bắt các ngân hàng đưa ra mức lãi suất cho vay hệt như lãi suất quỹ liên bang. Thay vào đó, FOMC đưa ra mức lãi suất mục tiêu như một cách định hướng. Lãi suất thực tế mà các ngân hàng cho vay đưa ra sẽ được quyết định dựa trên việc thỏa thuận giữa hai ngân hàng. Lãi suất trung bình của các khoản vay này được gọi là lãi suất quỹ Liên bang thực.
Dù FOMC không thể áp một mức lãi suất cụ thể nào, nhưng Hệ thống Dự trữ Liên bang có thể điều chỉnh lượng cung tiền, khiến cho lãi suất đi đúng với lãi suất mục tiêu. Bằng việc tăng lượng cung tiền trong hệ thống, mức lãi suất sẽ được điều chỉnh giảm. Ở chiều ngược lại, giảm lượng cung tiền sẽ khiến lãi suất tăng lên.
Bên cạnh lãi suất quỹ Liên bang, Cục Dự trữ liên bang cũng đưa ra mức lãi suất chiết khấu, mức lãi suất mà Fed áp lên khoản vay các ngân hàng vay trực tiếp từ nó. Mức lãi suất này thường cao hơn mức lãi suất quỹ Liên bang, đây như một cách để khuyến khích các ngân hàng vay từ ngân hàng khác.
Lãi suất quỹ Liên bang là một trong những lãi suất quan trọng nhất tại nền kinh tế Hoa Kỳ, bởi nó tác động đến các điều kiện tiền tệ và tài chính, thứ sẽ tác động đến các mặt quan trọng khác của nền kinh tế nói chung, chẳng hạn như việc làm, tăng trưởng và lạm phát.
Lãi suất này cũng ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn, dù chỉ là gián tiếp, tác động đến mọi khoản vay từ vay mua nhà ở, ô tô và thẻ tín dụng, hoạt động sản xuất kinh doanh do bên cho vay thường đưa ra lãi suất dựa trên lãi suất cho vay cơ bản. Lãi suất cơ bản thường được ngân hàng sử dụng cho các khoản vay từ các khách hàng có độ tín nhiệm cao, lãi suất này cũng bị ảnh hưởng từ lãi suất quỹ liên bang.
Lãi suất quỹ liên bang (FFR) có tác động quan trọng đến nền kinh tế Mỹ. Dưới đây là một số cách mà loại lãi suất này ảnh hưởng:
Nhà đầu tư thường theo dõi rất kĩ loại lãi suất này. Thị trường hàng hóa chịu ảnh hưởng khá mạnh do tâm lý nhà đầu tư. Ví dụ, lãi suất tăng có thể khiến dầu giảm mạnh do nền kinh tế trong tương lai có thể bị suy yếu vì chi phí đi vay của các công ty sẽ tăng khiến nhu cầu sản xuất kinh doanh thắt chặt. Nhiều chuyên gia phân tích hàng hóa để ý rất kỹ tới các bình luận của thành viên FOMC để đánh giá triển vọng lãi suất.
Lãi suất Quỹ Liên bang là mức lãi suất các ngân hàng vay và cho nhau vay mức dự trữ dư thừa qua đêm. Theo luật, các ngân hàng phải duy trì mức dự trữ bằng với một phần nhất định của khoản tiền gửi của họ tại Cục Dự trữ Liên bang, gọi là dự trữ bắt buộc. Nếu ngân hàng có số dư dự trữ, họ có thể cho các ngân hàng chưa có đủ dự trữ bắt buộc vay.
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) sẽ họp 8 lần một năm để quyết định lãi suất. Lãi suất sẽ được đưa ra dựa trên các chỉ báo kinh tế, như lạm phát, hay đơn đặt hàng lâu bền, hay thị trường lao động.
Nhìn chung, một trong những yếu tố quan trọng tác động đến nền kinh tế toàn cầu là lãi suất Quỹ Liên bang. Để thích ứng với thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay, các nhà đầu tư cần nắm rõ những yếu tố cơ bản tác động đến nền kinh tế để hiểu hơn sự thay đổi từng ngày của thị trường. Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp quý nhà đầu tư sử dụng hiệu quả lãi suất trong đầu tư. Nếu thấy hay, hãy follow Fanpage của AXC để đón nhận thông tin hữu ích mỗi ngày!