Phái sinh hàng hóa là các hợp đồng tài chính phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ bản như chứng khoán, hàng hóa. Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ và đầu tư, chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro về giá và tạo cơ hội đầu tư linh hoạt trên thị trường tài chính. Mặc dù thị trường phái sinh hàng hóa là một kênh đầu tư tiềm năng nhưng vẫn là một thị trường khá mới đối với các nhà đầu tư tài chính Việt Nam. Hãy cùng Amber Commodities tìm hiểu rõ hơn về Phái sinh hàng hóa nhé!
Phái sinh hàng hóa là những thỏa thuận tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ bản như chứng khoán, hàng hóa hoặc chỉ số tài chính. Khác với các loại sản phẩm đầu tư khác, giá trị của phái sinh hàng hóa không phải là giá trực tiếp của tài sản cơ bản, mà thay vào đó là phụ thuộc vào sự biến động giá của tài sản đó trong tương lai. Vì vậy, chúng thường được các nhà đầu tư sử dụng để bảo vệ rủi ro giá cả hoặc để tham gia vào các chiến lược đầu tư phức tạp.
+ Hợp đồng kỳ hạn (Forward): Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận giữa hai bên về việc mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở ở một mức giá xác định tại một thời điểm xác định trong tương lai.
+ Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn (Futures): Hợp đồng kỳ hạn tiêu chuẩn là Hợp đồng kỳ hạn được tiêu chuẩn hóa và niêm yết giao dịch trên các Sở Giao dịch hàng hóa.
Xem chi tiết hơn: Hợp đồng kỳ hạn là gì? Phân loại, Đặc điểm, Ý nghĩa
Xem chi tiết hơn: Hợp đồng tương lai – Các khái niệm về Futures Contract
+ Hợp đồng quyền chọn (Option): Hợp đồng quyền chọn là một công cụ phái sinh tài chính cho phép người nắm giữ nó có QUYỀN (nhưng không có NGHĨA VỤ) được bán hoặc mua một hàng hóa hoặc tài san tài chính vào một ngày trong tương lai với mức giá đã xác định trước.
Xem chi tiết hơn: Hợp đồng quyền chọn và những điều cần biết
+ Hợp đồng hoán đổi (SWAP): Hợp đồng hoán đổi là một loại hợp đồng phái sinh mà hai bên đồng ý hoán đổi dòng tiền phụ thuộc vào các chỉ số giá của hàng hóa cơ sở. Một giao dịch hoán đổi hàng hóa thường được sử dụng để phòng vệ khỏi những biến động giá trên thị trường.
Xem chi tiết hơn: Hợp đồng hoán đổi (SWAP) là gì? Các loại hợp đồng hoán đổi
Danh mục đầu tư trong phái sinh hàng hóa được chia thành 4 nhóm chính dựa trên loại hàng hóa. Đó là: Nhóm nông sản, Nhóm nguyên liệu công nghiệp, Nhóm năng lượng, Nhóm kim loại.
Nhóm nông sản là một phần quan trọng trong thị trường phái sinh hàng hóa và đóng góp đáng kể vào sự đa dạng và linh hoạt của các cơ hội đầu tư. Nhóm này gồm các sản phẩm:
Khối lượng giao dịch thay đổi tùy thuộc vào từng sản phẩm, với các nông sản như ngô và đậu tương thường có khối lượng giao dịch cao, trong khi đối với sản phẩm như gạo thô, có thể thấp hơn. Giá cả của nhóm nông sản chịu ảnh hưởng từ điều kiện thời tiết, chính sách nông nghiệp của các quốc gia, biến động giá năng lượng và yếu tố chính trị.
Để đầu tư hiệu quả vào nhóm nông sản, cần nghiên cứu kỹ về xu hướng thị trường, dự báo nhu cầu và cung cấp, nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng đến giá cả, và hiểu rõ về tác động của thời tiết và mùa vụ đối với sản xuất nông sản. Đầu tư vào nhóm này có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao khi xảy ra các biến động lớn như thiên tai ảnh hưởng mùa vụ, tiến bộ trong kỹ thuật nông nghiệp tăng năng suất và các thỏa thuận thương mại làm tăng sự giao thương.
Nhóm nguyên liệu công nghiệp là nhóm có khối lượng giao dịch đa dạng tùy thuộc vào từng sản phẩm. Nhóm này gồm các mặt hàng:
Giá cả của nhóm này thường biến động mạnh do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như thời tiết, biến động sản xuất, thậm chí là yếu tố chính trị. Cơ hội sinh lời có thể xuất hiện khi nhà đầu tư dự đoán đúng xu hướng thị trường và hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng.
Đối với nhóm nguyên liệu công nghiệp, nhà đầu tư cần theo dõi đặc điểm cụ thể của từng loại hàng hóa, theo dõi tình hình thị trường và các yếu tố như thời tiết, mùa vụ, các sự kiện thương mại. Đồng thời, quan tâm đến các chính sách và quy định liên quan đến ngành công nghiệp hàng hóa, chẳng hạn như biện pháp kiểm soát xuất khẩu, nhập khẩu và biện pháp bảo vệ.
Nhóm năng lượng cũng có khối lượng giao dịch đa dạng, tương tự nhóm nguyên liệu công nghiệp. Các sản phẩm thuộc nhóm này gồm có:
Sản phẩm năng lượng như dầu WTI và dầu Brent thường có khối lượng giao dịch lớn. Mặc dù nhóm năng lượng mang lại cơ hội sinh lời cao do biến động giá mạnh, nhưng cũng thường chịu ảnh hưởng từ yếu tố địa chính trị, sự biến động trong cung cầu năng lượng toàn cầu và thị trường năng lượng quốc tế. Biến động giá dầu có thể đặt ra những thách thức lớn và tạo ra rủi ro cao cho nhà đầu tư.
Khi đầu tư vào nhóm năng lượng, nhà đầu tư cần chú ý đến quyết định của các quốc gia sản xuất dầu (như OPEC), chính sách của các quốc gia đối với ngành năng lượng, tiến triển công nghệ trong sản xuất năng lượng và biến động toàn cầu (như sự không chắc chắn về tình hình kinh tế toàn cầu hoặc xung đột quốc tế).
Nhóm kim loại là nhóm có sự biến động giá gần như nhỏ nhất trong danh mục đầu tư phái sinh hàng hóa. Nhóm này gồm nhiều sản phẩm khác nhau:
Một số kim loại như vàng, bạc, và đồng thường có khối lượng giao dịch cao. Mặc dù có sự biến động giá, nhóm kim loại thường ít chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như chính trị và sự biến động nền kinh tế so với một số nhóm hàng hóa khác. Vậy nên mức độ rủi ro khi đầu tư vào nhóm này được xem là trung bình đến thấp, nhà đầu tư có thể sử dụng kim loại để đa dạng hóa portfolio của mình, giảm thiểu rủi ro.
Lợi thế khi giao dịch phái sinh hàng hóa đã được các nhà đầu tư và chuyên gia tài chính nhận định là vô cùng vượt trội. Là thị trường đầu tư mới và tiềm năng, phái sinh hàng hóa có những ưu điểm phải kể đến như: tính minh bạch, an toàn, thanh khoản cao, giao dịch tức thời, thị trường toàn cầu, đảm bảo về pháp lý, giao dịch 2 chiều, quy mô vốn linh hoạt, tỷ lệ đòn bẩy ưu việt, khả năng sinh lời cao, miến thuế TNCN.
Các sản phẩm trên thị trường phái sinh hàng hóa đều đảm bảo được cung cấp thông tin về giá, khối lượng và các giao dịch khác một cách công khai, minh bạch. Các biện pháp bảo mật mạnh mẽ được áp dụng để bảo vệ thông tin và tài sản của người tham gia khỏi các mối đe dọa an ninh. Điều này bao gồm việc sử dụng công nghệ mã hóa, xác thực hai yếu tố và các biện pháp an ninh mạng. Ngoài ra, các sàn giao dịch phái sinh hàng hóa cũng được giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý và chính phủ, tạo một môi trường giao dịch đáng tin cậy.
Các sản phẩm trên sàn giao dịch phái sinh hàng hóa đều là những sản phẩm dễ lưu thông trên thị trường với khối lượng giao dịch mỗi ngày rất lớn. Các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư và các nhà đầu tư quy mô lớn thường tham gia giao dịch để đạt được độ đa dạng trong portfolio và tìm kiếm lợi nhuận từ biến động giá. Hơn nữa, thị trường phái sinh hàng hóa thường kết nối chặt chẽ với các thị trường tài chính khác như thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho người giao dịch di chuyển giữa các thị trường và tăng cường thanh khoản.
Bên cạnh đó, các sản phẩm hàng hóa được giao dịch chủ yếu theo nguyên tắc cung – cầu trên thị trường thế giới. Bởi phạm vi giao dịch rộng lớn như vậy (toàn thế giới) chứ không giới hạn trong một nước hay một vùng nên việc thao túng giá rất khó xảy ra.
Giao dịch phái sinh hàng hóa cho phép nhà đầu tư tiếp cận nhiều thị trường hàng hóa khác nhau trên toàn thế giới. Dưới sự quản lý của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam, các nhà đầu tư có thể giao dịch các loại hàng hóa, Sở sẽ thực hiện liên thông với các sàn giao dịch quốc tế như: NYMEX, CME, TOCOM, …
Giao dịch phái sinh hàng hóa hoạt động dưới sự kiểm soát của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) – được cấp phép hoạt động bởi Bộ Công Thương theo nghị định số 51/2018/NĐ-CP và được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Do vậy, các giao dịch hàng hóa hoàn toàn đảm bảo về mặt pháp lý, từ đó hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư.
Trong khi thị trường chứng khoán chỉ giới hạn kiếm lợi từ 1 chiều, tức là nhà đầu tư chỉ có thể thu được lợi nhuận khi giá cổ phiếu tăng, thì thị trường hàng hóa lại cho phép kiếm lợi ngay cả khi giá mặt hàng đó giảm (giao dịch 2 chiều). Chính vì vậy, nhà đầu tư chỉ cần dự đoán đúng xu hướng thị trường sẽ có thể kiếm được lợi nhuận dù thị trường đang lao dốc.
Với phái sinh hàng hóa, nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch ngay cả khi số vốn đầu tư nhỏ (chỉ từ 500 USD). Bằng cách tận dụng tính thanh khoản cao, tỷ lệ đòn bẩy ưu việt và danh mục đầu tư đa dạng, số vốn có thể được nhân lên nhanh chóng trong thời gian ngắn, chỉ cần nhà đầu tư nắm được chính xác xu hướng thị trường. Điều này rất thuận lợi cho những nhà đầu tư mới và những nhà đầu tư muốn đa dạng hóa portfolio.
So với những kênh đầu tư truyền thống, giao dịch phái sinh hàng hóa có tỷ lệ đòn bẩy vượt trội hơn hẳn, lên đến 1:20 tùy từng mặt hàng so với mức vốn của mình. Vì vậy, thị trường phái sinh hàng hóa có khả năng sinh lời cao hơn thị trường chứng khoán, nhưng hệ số rủi ro lại thấp hơn nhiều so với thị trường ngoại hối (Forex).
Nhà đầu tư chỉ mất phí duy trì tài khoản và phí môi giới (khoản phí trả cho người môi giới (broker) khi họ thực hiện giao dịch). Hiện nay, giao dịch phái sinh hàng hóa tại Việt Nam không áp dụng thuế thu nhập cá nhân và không tính phí Margin (phí cho việc sử dụng vốn vay) đối với người tham gia giao dịch.
Nhà đầu tư có thể thực hiện mở và đóng vị thế trong ngày, chốt lãi/lỗ ngay lập tức (T+0) mà không cần chờ tới 3 ngày (T+3) sau khi mua như cổ phiếu. Có nghĩa là, nhà đầu tư có thể làm chủ được giao dịch của mình, khi có biến động về giá hoặc rủi ro ngoài ý muốn thì có thể thoát lệnh được ngay. Đây cũng chính là một trong những ưu thế lớn nhất của thị trường hàng hóa.
Nhờ vào mức đòn bẩy lớn và biến động giá mạnh mà phái sinh hàng hóa có thể tạo ra khả năng sinh lời lớn chỉ trong thời gian ngắn. Ngoài ra, nhờ đặc điểm giao dịch của hợp đồng tương lai, phái sinh hàng hóa có thể giúp tránh được các biến động và rủi ro ngắn hạn của thị trường.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà thị trường hàng hóa Việt Nam được đánh giá là “mỏ vàng” mới của các nhà đầu tư. Trong năm 2022, cụm từ “Phái sinh hàng hóa” đã trở nên phổ biến, nhận được sự quan tâm rộng rãi khắp giới đầu tư và đem về nhiều thành tựu đột phá với những con số ấn tượng:
– Khối lượng giao dịch tăng trưởng 36%
– Giá trị giao dịch trung bình đạt gần 5.000 tỷ đồng mỗi ngày, cao điểm lên đến 10.000 tỷ
– 4.000 tài khoản mở mới
– 22.000 tài khoản đang hoạt động
– Chương trình “Tài chính kinh doanh” VTV1 vào lúc 12h30 hàng ngày đều có bản tin “Cập nhật về thị trường phái sinh hàng hóa”
Trong bối cảnh tài chính biến động hiện nay, đầu tư thế nào để sinh lời mà vẫn an toàn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Phái sinh hàng hóa xuất hiện không chỉ là công cụ giảm rủi ro mà còn mở ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Qua bài viết, Amber Commodities tin rằng bạn đã có cái nhìn tổng quan về sản phẩm đầu tư đầy tiềm năng này.
Việc nắm vững kiến thức về phái sinh hàng hóa sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư thông minh và linh hoạt trong mọi tình huống thị trường. Vậy còn ngần ngại gì mà không khám phá ngay “mỏ vàng” này với các bài viết tiếp theo trong mục Kiến thức đầu tư – Amber Commodities. Đừng quên theo dõi Fanpage của AXC để cập nhật thông tin sớm nhất và có cho mình chiến lược đầu tư hiệu quả nữa nhé!